27/12/2020 08:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 tác động tâm lý chọn ngành của bạn trẻ

VĨNH HÀ - MAI THƯƠNG
VĨNH HÀ - MAI THƯƠNG

TTO - Dịch COVID-19 khiến nhiều học sinh lo lắng khi lựa chọn nghề nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến các ngành quản trị khách sạn, du lịch...

COVID-19 tác động tâm lý chọn ngành của bạn trẻ - Ảnh 1.

Học sinh Nam Định tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại tỉnh này ngày 26-12 - Ảnh: MAI THƯƠNG

Ngày 26-12, gần 5.000 học sinh tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại Nam Định. Bên cạnh phiên tư vấn chính thức, 40 gian tư vấn riêng của các trường là cơ hội cho nhiều học sinh giải đáp băn khoăn chọn ngành nghề.

Đáng lưu ý, COVID-19 khiến khá nhiều học sinh ở Nam Định lo lắng khi lựa chọn nghề nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang phức tạp.

Thay đổi phương thức làm việc

PGS.TS Vũ Thị Hiền - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương - khi tư vấn về ngành du lịch khách sạn đã chia sẻ COVID-19 ảnh hưởng lớn đến các ngành quản trị khách sạn, du lịch... Nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong lĩnh vực này ở một số quốc gia đã phải đóng cửa. 

"Dù vậy, các em hãy nhìn nhận lạc quan hơn. Vì COVID-19 có thể khiến một số ngành nghề gặp khó khăn nhưng lại là yếu tố tác động đến việc thay đổi cấu trúc nền kinh tế, phương thức kinh doanh. Hoạt động kinh tế và kinh doanh luôn luôn là lĩnh vực thiết yếu" - cô Vũ Thị Hiền trao đổi.

Theo cô Hiền, những chuyển dịch về cấu trúc ngành nghề thay đổi như thế nào lệ thuộc vào cách ta thích ứng với khó khăn trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Nên khi học một ngành nào đó, ngoài kiến thức, điều cần thiết hiện nay là sinh viên cần bổ sung kỹ năng mềm. Đặc biệt là khả năng thích ứng với các tình huống tác động khách quan để có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức làm việc.

TS Nguyễn Đào Tùng - phó giám đốc Học viện Tài chính - cho rằng với bối cảnh hiện nay các ngành kỹ thuật, công nghệ đang được thí sinh quan tâm hơn. Nhưng khi khối ngành kinh tế đang ứng dụng công nghệ 4.0 mạnh mẽ thì vẫn là lĩnh vực có tiềm năng thu hút nhân lực trong tương lai. 

Ông Nguyễn Đào Tùng đưa ra thông tin khiến nhiều học sinh ở Nam Định quan tâm. Đó là các ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, CNTT trong thời điểm vài năm tới vẫn "hot" vì mọi người làm trong lĩnh vực này có thể làm việc từ xa.

"Nhưng các em cũng đừng quay lưng với các ngành quản trị khách sạn, du lịch nhé. Trong các năm tôi nghĩ Chính phủ sẽ chú trọng nhiều hơn để khuyến khích các ngành này phát triển, khắc phục với thiệt hại từ dịch bệnh. Vì thế nhu cầu nhân lực có thể vẫn nhiều"- TS Nguyễn Đào Tùng tư vấn.

COVID-19 tác động tâm lý chọn ngành của bạn trẻ - Ảnh 2.

Em có chứng chỉ HSK 6 tiếng Trung. Nếu nộp vào Trường ĐH Ngoại thương, ngoài ngành ngôn ngữ Trung liệu em có được tuyển thẳng vào ngành kinh tế đối ngoại không?

Phương Quỳnh (học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định)

COVID-19 tác động tâm lý chọn ngành của bạn trẻ - Ảnh 4.

HSK 6 là chứng chỉ ở mức cao nhất trong thang đo về năng lực tiếng Trung. Em có thể nộp vào ngành ngôn ngữ Trung, chuyên ngành tiếng Trung thương mại. Chứng chỉ này không thể dùng để xét thẳng vào ngành kinh tế đối ngoại. Nhưng với năng lực của em, nếu đầu tư sẽ có cơ hội vào ngành này.

PGS.TS Vũ Thị Hiền (trưởng phòng quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương)

Tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh

TS Nguyễn Thị Cúc Phương - phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội - chia sẻ một thông tin rất quan trọng là có điểm IELTS cao chưa chắc đã đậu mà thí sinh phải lưu ý xem ngoài IELTS ra còn điều kiện khác không. 

"Điểm IELTS như vé gửi xe thôi. Còn các điều kiện khác thì mới bước vào trường được" - cô Phương ví dụ vui về tình hình tuyển sinh với sự đa dạng hóa các phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học hiện nay. 

Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kết quả học tập ở bậc THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT, bài kiểm tra năng lực do cơ sở đào tạo thiết kế, kết quả phỏng vấn trực tiếp... là những yếu tố để nhiều cơ sở đào tạo năm nay sử dụng trong tuyển sinh.

"Trường có thể kết hợp chứng chỉ IELTS với kết quả học tập, kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Ngoài ra các trường sẽ xét theo điểm IELTS từ cao xuống thấp. Vì thế thí sinh cần tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường, nhất là các điều kiện cần để tránh trường hợp trượt oan khi quá yên tâm mình đã thi đậu, không đăng ký xét tuyển bổ sung" - cô Cúc Phương tư vấn.

Đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính có mặt tại chương trình tư vấn cũng cho biết sẽ có nhiều phương thức tuyển sinh đa dạng trong năm 2021...

Quan tâm đến học nghề

Đến dự chương trình, nhiều học sinh bày tỏ nguyện vọng muốn đăng ký học nghề. Tuy nhiên lại chưa biết nên theo chuyên ngành nào để có cơ hội nghề nghiệp và đảm bảo đầu ra phù hợp với nhu cầu của nguồn lực lao động.

Em Đinh Vũ Thảo Nguyên (Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định) chia sẻ: "Em không muốn học đại học mà muốn học nghề trong thời gian ngắn hơn và đi làm sớm cho nên em đến đây để tham khảo xem có nghề nào đào tạo sát sao với thực tế, cơ hội việc làm cao". Tại gian tư vấn Trường CĐ kỹ thuật - công nghệ Bách khoa, nhiều học sinh đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo nghề tại trường và đâu là nghề hot nhất, đảm bảo chất lượng đầu ra nhất hiện nay.

Giải đáp thắc mắc này, anh Hà Ngọc Anh, giảng viên Trường CĐ kỹ thuật - công nghệ Bách khoa, cho biết: "Tại trường có nhiều ngành đào tạo như công nghệ ôtô, tin học ứng dụng phần mềm, thiết kế đồ họa, cắt gọt kim loại, chế tạo thiết bị cơ khí... đều là những ngành thu hút nhân lực và đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Trường có kết nối với các doanh nghiệp, chuyên cung ứng cho 52 doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản như Toyota, Honda, Mitsubishi...".

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) cùng các cơ quan, đơn vị ở Nam Định phối hợp tổ chức. Sáng nay 27-12, chương trình sẽ đến với học sinh Hải Phòng tại Trường ĐH Hàng hải (TP Hải Phòng).

Tuyển sinh ổn định như năm trước

Tại chương trình, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) - khẳng định định hướng thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường ĐH sẽ cơ bản giữ ổn định như năm 2020.

Theo ông Hùng, thí sinh có quyền đăng ký nhiều nguyện vọng. Sau khi có kết quả thi, thí sinh có quyền thay đổi. Để có lựa chọn đúng, các em cần tìm hiểu thông tin về phương án tuyển sinh của từng trường. Và hãy đặt ưu tiên những nguyện vọng mà các em yêu thích nhất, muốn được đăng ký học nhất.

"Nếu đậu ở nguyện vọng nào, các em sẽ dừng ở nguyện vọng đó. Nếu không đậu nguyện vọng xếp ưu tiên trước thì phần mềm mới cho phép các em xét tuyển tiếp các nguyện vọng sau" - ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Theo ông Hùng, với cơ chế đào tạo linh hoạt hiện nay, sinh viên có thể học song ngành trong quá trình học tập. Vì thế, cơ hội để điều chỉnh hướng chọn nghề nghiệp vẫn có thể thực hiện với các quy định mềm dẻo hơn.

COVID-19 tác động tâm lý chọn ngành của bạn trẻ - Ảnh 7.
Tư vấn tuyển sinh tại Nam Định: Ngành y, tâm lý sẽ 'lên ngôi'?

TTO - Lần đầu tiên diễn ra tại Nam Định, chương trình tư vấn tuyển sinh thu hút gần 5.000 học sinh lớp 11 và 12. Cùng với phiên tư vấn chính thức, chương trình có sự tham gia của nhiều trường đại học, cao đẳng với trên 40 gian tư vấn.

VĨNH HÀ - MAI THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar