12/02/2022 11:13 GMT+7

COVID-19: Mỹ - Âu dỡ bỏ hầu hết hạn chế

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Mỹ và một số nước châu Âu bắt đầu dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế khi tình hình dịch COVID-19, đặc biệt là số ca nhập viện, có dấu hiệu giảm.

COVID-19: Mỹ - Âu dỡ bỏ hầu hết hạn chế - Ảnh 1.

Một cặp đôi dạo bước trên đường phố New York, Mỹ ngày 10-2 sau khi thống đốc bang này dỡ bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà - Ảnh: AFP

Thông tin tích cực này đã mang lại niềm hy vọng rằng đại dịch COVID-19 đang đi đến hồi kết sau khi nhân loại trải qua hơn hai năm đau thương và mất mát.

Châu Âu: tiêm ngừa sẽ được tự do

Từ đầu tháng 2, Liên minh châu Âu cho phép người dân chỉ cần có thẻ xanh (tiêm đủ 2 mũi, hoặc đã khỏi bệnh, hay xét nghiệm âm tính) có thể đi lại tự do giữa các nước trong khối mà không cần phải tự cách ly.

Gần đây, theo tờ Forbes, một số quốc gia châu Âu đã bắt đầu nới lỏng hoặc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19. Động thái nói trên cho thấy các nước này tin một đợt tăng ca bệnh do mở cửa trở lại sẽ không có khả năng gây sức ép cho hệ thống y tế của họ.

Mới nhất, ngày 10-2, Hà Lan thông báo dự định dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế trong tháng 2 do số ca nhập viện ở mức vừa phải dù số ca bệnh cao kỷ lục trong những tuần gần đây, theo Hãng tin Reuters. Từ ngày 18-2, các quán bar, nhà hàng tại Hà Lan sẽ được phép mở cửa đến 1h sáng thay vì phải đóng cửa lúc 22h hằng ngày như hiện nay. Các biện pháp giãn cách đã được dỡ bỏ tại nơi công cộng vào cuối tháng 2 song người đến những nơi này phải trình thẻ xanh.

Hôm 9-2, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo tất cả các quy định liên quan COVID-19, bao gồm cả yêu cầu cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, sẽ bị dỡ bỏ trong vòng 2 tuần tại xứ England nếu tỉ lệ lây nhiễm duy trì ở mức ổn định. Kể từ 11-2, du khách tiêm ngừa đầy đủ sẽ không phải xét nghiệm trước hoặc sau khi đến xứ England.

Tại Đan Mạch, rất ít người đeo khẩu trang, các quán bar, nhà hàng đông khách trở lại sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế. Thủ tướng Mette Frederiksen tuyên bố Đan Mạch đã qua giai đoạn nguy kịch của đại dịch và không còn coi COVID-19 là "căn bệnh nguy hiểm trong xã hội".

Trong khi đó, Thụy Điển cho biết nước này dỡ bỏ tất cả biện pháp phòng hạn chế dịch bệnh từ 9-2, bao gồm quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng và các biện pháp giãn cách xã hội.

Mặc dù mọi động thái của các nước nói trên đều hướng đến một cái kết, song mọi chuyện vẫn không dễ dàng. Vẫn còn nhiều người lo sợ bị nhiễm bệnh và lây truyền virus cho người khác. Vết thương trong hai năm qua sẽ không thể chóng lành nhưng chúng ta vẫn cần tiến về phía trước.

COVID-19: Mỹ - Âu dỡ bỏ hầu hết hạn chế - Ảnh 2.

Nguồn: New York Times - ANH THƯ tổng hợp - Đồ họa: T.ĐẠT

9 bang ở Mỹ bỏ quy định khẩu trang

Tuần này 9 bang tại Mỹ đã thông báo kế hoạch bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trong bối cảnh số ca bệnh giảm và áp lực ngày càng lớn của việc "trở lại với cuộc sống bình thường". Ngày 10-2, New York là bang mới nhất bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà đối với doanh nghiệp, theo báo Wall Street Journal.

Trước đó, các bang Illinois, Massachusetts và Rhode Island cho biết "các quy định yêu cầu đeo khẩu trang hay trình bằng chứng tiêm chủng để hạn chế sự lây lan của COVID-19 sẽ kết thúc từ tháng 3". Bang Connecticut sẽ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang vào ngày 28-2. Bang California sẽ không yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà từ ngày 15-2 nếu số ca mắc mới giảm 65%. Từ 7-3 bang New Jersey sẽ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong trường học, song vẫn có thể yêu cầu đeo khẩu trang để kiểm soát nếu số ca mắc mới tăng mạnh.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, tiến sĩ Anthony Fauci cho biết Mỹ đang dần thoát khỏi giai đoạn đại dịch COVID-19 "toàn diện". Ông cũng hy vọng "sẽ có thể chấm dứt tất cả các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch trong vài tháng tới, bao gồm quy định bắt buộc đeo khẩu trang".

63%

Là tỉ lệ người Mỹ đã tiêm đầy đủ hai liều vắc xin COVID-19. 40% người Mỹ đã tiêm mũi 3.

82%

Là tỉ lệ dân số trưởng thành tại EU đã tiêm đầy đủ, trong đó 50% được tiêm mũi 3.

Mỹ và châu Âu, vì sao chưa thể 'đoạn tuyệt' với khẩu trang?

TTO - Tại châu Âu, trong khi Anh sẽ sớm bỏ các hạn chế phòng dịch, nhiều nước khác tái áp dụng. Nhưng dù thế nào, chiếc khẩu trang vẫn được giữ lại ở cả hai lựa chọn trái ngược đó.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 20-5, Quốc hội Hungary chính thức thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm phản đối sự "chính trị hóa" của tổ chức này.

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng Youtube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Tổng thống Mỹ chia sẻ vừa có cuộc điện đàm thành công với "một quý ông dễ mến tên là Vladimir Putin" và việc đàm phán hòa bình đang có nhiều tiến triển tốt.

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar