27/12/2022 08:10 GMT+7

COVID-19 lan rộng, Apple gặp khó ở Trung Quốc

BÌNH AN
BÌNH AN

Các công ty công nghệ có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc đại lục, trong đó có Apple, đã đối mặt với tình trạng gián đoạn hoạt động kéo dài nhiều tháng. Giờ đây, dịch COVID-19 đang lan nhanh tiếp tục tạo ra một tương lai không chắc chắn.

COVID-19 lan rộng, Apple gặp khó ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Nguồn: Counterpoint Research, WSJ - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Ngày 25-12, báo Financial Times đưa tin hoạt động kinh doanh của Hãng Apple đang bị đe dọa do đợt dịch COVID-19 lan rộng ở Trung Quốc. Các chuyên gia về chuỗi cung ứng cảnh báo nguy cơ gián đoạn sản xuất iPhone kéo dài hàng tháng đang tăng lên, trong bối cảnh các chuyên gia Trung Quốc dự báo đợt dịch hiện nay sẽ còn kéo dài.

Thiếu hụt nhân công

Ông Tăng Quang - cựu trưởng nhóm dịch tễ học tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc - đánh giá sẽ mất từ hai đến ba tháng nữa để các khu vực khác nhau của Trung Quốc đạt đỉnh dịch.

Cuối tuần trước, chính quyền tỉnh Chiết Giang - giáp thành phố Thượng Hải - cho biết số ca bệnh COVID-19 hằng ngày tại đây đã vượt quá 1 triệu ca và có khả năng sẽ tăng gấp đôi lên mức cao nhất là 2 triệu ca mỗi ngày vào dịp Tết Nguyên đán.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng sau khi Trung Quốc đảo ngược chính sách "zero COVID", một rủi ro lâu dài hơn đang hiện ra: Khả năng thiếu hụt công nhân tại các nhà máy linh kiện hoặc nhà máy lắp ráp trên cả nước. Và Apple nằm trong số đó.

Apple đã phải đối mặt với sự trì hoãn trong sản xuất ngay từ tháng 2-2020, trước khi COVID-19 lan rộng sang các nước phương Tây và gây ra các vấn đề về sản xuất kể từ đó. Tuy nhiên, tình hình hiện tại được mô tả là chưa từng có.

Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ đã phải đối mặt với hơn một tháng hỗn loạn tại nhà máy của nhà lắp ráp Foxconn ở Trịnh Châu (Trung Quốc), hay còn được gọi là "thành phố iPhone", sau đợt bùng phát COVID-19 bắt đầu vào tháng 10 vừa qua.

Foxconn đã chuyển một số hoạt động sản xuất của họ sang các nhà máy khác trên khắp Trung Quốc, còn Apple đã làm việc với các nhà cung cấp linh kiện để giảm bớt thời gian chờ đợi lâu bất thường - tới khoảng 23 ngày đối với khách hàng mua iPhone cao cấp ở Mỹ, theo nghiên cứu của Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ).

Bà Bindiya Vakil, giám đốc điều hành của công ty quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Resilinc, nhận định nhiều hoạt động sẽ bị ảnh hưởng, không chỉ tại các nhà máy, mà còn ở cả các nhà kho, cơ sở hậu cần, phân phối và vận chuyển.

Doanh thu sụt giảm

Hồi tháng 11, Apple đã cảnh báo về sự gián đoạn "đáng kể" trước kỳ nghỉ lễ. Các nhà phân tích cho rằng doanh thu của Apple trong quý này sẽ giảm so với mức kỷ lục 123,9 tỉ USD mà công ty từng đạt được vào quý 4-2021, với lợi nhuận ròng dự kiến sẽ giảm hơn 8%. 

Điều đó sẽ phá vỡ sự tăng trưởng doanh thu liên tục trong nhiều quý, trong bối cảnh Apple gặp phải tình trạng thiếu hụt từ 5 triệu đến 15 triệu chiếc iPhone.

Những rủi ro đối với doanh thu của Apple trong năm 2023 đã tăng lên khi mô hình dự báo cho thấy dịch COVID-19 có thể diễn biến xấu thêm trong những tháng mùa đông tới sau khi Trung Quốc nới lỏng các quy định chống dịch nghiêm ngặt. Một cửa hàng Apple ở quận mua sắm chính của Bắc Kinh đã phải cắt giảm giờ làm việc vào tuần trước vì tất cả nhân viên của họ đều bị bệnh.

1/5 doanh thu của Apple đến từ việc bán hàng ở Trung Quốc, và hơn 90% iPhone của Apple được lắp ráp ở quốc gia tỉ dân này. Đối thủ smartphone của Apple là Samsung đã rời Trung Quốc vào năm 2019 và đã đa dạng hóa khâu lắp ráp tại ít nhất 4 quốc gia.

Ông Horace Dediu, nhà phân tích độc lập tại Công ty tư vấn Asymco, nhận định tiếp nối những khó khăn trong hoạt động và sản xuất của Apple những tháng gần đây có thể là cuộc khủng hoảng nhu cầu ở Trung Quốc, khi người tiêu dùng điều chỉnh thói quen chi tiêu giữa khó khăn.

Các nhà cung cấp quan trọng nhất của Apple bao gồm Foxconn, Pegatron và Wistron - cả ba công ty đều của Đài Loan - đã phản ứng bằng cách tìm cách mở rộng các hoạt động của họ tại Ấn Độ.

Prabhu Ram, trưởng nhóm tình báo công nghiệp tại Hãng CyberMedia Research ở Gurgaon của Ấn Độ, ước tính có tới 7-8% iPhone đang được lắp ráp tại Ấn Độ, đồng thời dự đoán ba nhà cung cấp lớn nói trên đang nhắm mục tiêu lắp ráp 18% số iPhone ở Ấn Độ vào năm 2024.

Nhiều hãng công nghệ bị ảnh hưởng

Không chỉ Apple, nhiều công ty công nghệ nước ngoài khác có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc đại lục cũng đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn kéo dài hàng tháng do ảnh hưởng của COVID-19.

Các nguồn tin cho biết Hãng xe điện Tesla đã ngừng sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải vào cuối tuần trước. Nhà máy này dự kiến sẽ đóng cửa vào dịp Tết, nhưng quyết định được đưa ra sớm hơn dự kiến. Theo trang SiliconANGLE, các công ty khác có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc đại lục có khả năng bị ảnh hưởng bao gồm Samsung, Microsoft, Google LLC, Dell và HP.

Apple sản xuất MacBook tại Việt Nam vào năm 2023

Các nguồn thạo tin tiết lộ với tạp chí Nikkei Asia (Nhật Bản) rằng hãng công nghệ Apple có kế hoạch lần đầu tiên chuyển một số hoạt động sản xuất máy tính xách tay MacBook sang Việt Nam, sớm nhất là vào khoảng tháng 5-2023.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'

Nhiều đại biểu kiến nghị cần làm rõ các khái niệm về dữ liệu cá nhân cần được bảo vệ và có biện pháp quản lý với những trường hợp giao dịch, đặc biệt trên môi trường điện tử.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức: 'Đối tượng gọi điện, nêu rõ số căn cước, vậy lộ lọt ở đâu?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar