15/06/2022 14:54 GMT+7

COVID-19, chiến sự Ukraine khiến nhiều người tránh đọc tin tức

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Theo Viện nghiên cứu báo chí của Reuters, ngày càng có nhiều người cố ý tránh đọc các tin tức có thể khiến tâm trạng họ tụt dốc như đại dịch COVID-19, chiến sự Nga-Ukraine và khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

COVID-19, chiến sự Ukraine khiến nhiều người tránh đọc tin tức - Ảnh 1.

Khảo sát với 93.000 người: Nhiều người tránh đọc tin tức kém vui - Ảnh: BUSINESSNEWSBILL.COM

Ngày 14-6, Viện nghiên cứu báo chí của Reuters công bố kết quả một báo cáo khảo sát 93.000 người ở 46 quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến tin tức báo chí. 

Các quốc gia châu Á tham gia khảo sát gồm: Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Philippines và Singapore. Độc giả Việt Nam không tham gia cuộc khảo sát này. 

Dù đa số người tham gia khảo sát cho biết vẫn thường xuyên theo dõi tin, nhưng có đến 38% cho biết họ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng tránh đọc tin tức. Con số này tăng từ tỉ lệ 29% được ghi nhận năm 2017. 

Một trong những lý do chính khiến bạn đọc ít quan tâm tin tức hơn là do các tin tức kém vui như: đại dịch COVID-19, chiến sự Nga-Ukraine và khủng hoảng chi phí sinh hoạt (lạm phát, bão giá). 

Khoảng 36% - đặc biệt là những người dưới 35 tuổi - cho rằng tin tức làm tâm trạng của họ tuột dốc.

42% số người được khảo sát cho biết họ luôn tin tưởng vào hầu hết tin tức. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng ở tin tức giảm ở gần một nửa số quốc gia và tăng lên ở bảy quốc gia có thực hiện khảo sát.

Báo cáo dẫn lời giám đốc Viện nghiên cứu báo chí của Reuters, ông Rasmus Kleis Nielsen cho biết: "Đa số mọi người tin rằng truyền thông bị chính trị ảnh hưởng quá mức và chỉ một thiểu số nhỏ tin rằng hầu hết các tổ chức tin tức đặt những gì tốt nhất cho xã hội lên trên lợi ích thương mại của họ".

Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp trực tuyến với 93.432 người, tại 46 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tăng tiếp cận tin tức qua TikTok

Báo cáo cho thấy khán giả trẻ đang tiếp cận tin qua các nền tảng như TikTok ngày càng nhiều và có sự kết nối yếu hơn với các công ty báo chí đã có thương hiệu.

Mỗi tuần, 78% thanh niên từ 18-24 tuổi xem tin qua các trình tổng hợp, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. 40% người trong độ tuổi đó sử dụng TikTok mỗi tuần, 15% cho biết họ sử dụng TikTok để tìm kiếm, thảo luận hoặc chia sẻ tin tức.

Báo cáo cũng ghi nhận sự tăng trưởng về lượng người trả tiền đọc tin trực tuyến có thể đang chững lại. Một tỉ lệ lớn người trả tiền đọc tin trực tuyến trả tiền cho một số ít công ty báo chí có uy tín ở tầm quốc gia.

Tại hơn 20 quốc gia nơi việc trả tiền để đọc tin là phổ biến, 17% người trả lời khảo sát cho biết họ trả tiền cho bất kỳ trang tin trực tuyến nào, con số này giống với tỉ lệ của năm 2021. Giá dịch vụ đọc tin trực tuyến khác nhau giữa các quốc gia.

Google chấp nhận trả tiền cho 300 nhà xuất bản tin tức ở châu Âu

TTO - Alphabet, công ty mẹ của Google, vừa đạt được các thỏa thuận trả tiền cho hơn 300 nhà xuất bản tin tức ở Đức, Pháp và 4 quốc gia EU khác để sử dụng tin tức do các công ty này sản xuất.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở quận 1,TP.HCM đã đổi bảng tên thành phường Sài Gòn

Trụ sở UBND quận 1 đã được thay bảng tên thành trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Sài Gòn, chuẩn bị cho lễ công bố thành lập phường, xã mới vào sáng 30-6 và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 1-7.

Trụ sở quận 1,TP.HCM đã đổi bảng tên thành phường Sài Gòn

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Theo phó chủ tịch, phó giám đốc Quỹ học bổng Trần Văn Khê Nguyễn Thế Thanh, giáo sư Trần Văn Khê đã dành trọn đời mình để bảo tồn, truyền bá và đưa âm nhạc dân tộc vươn tầm thế giới. Ông thực sự đã để lại cho đời một di sản sống.

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Đông đảo độc giả, khán giả và văn nghệ sĩ đã đến với buổi giao lưu ra mắt bút ký chân dung 'Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão' vào sáng 28-6 tại Đường sách TP.HCM.

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Ngày 27-6, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế về kiểm soát buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nhật Bản.

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra trên đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM), phục vụ người dân miễn phí.

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Phô mai và thịt nguội ngon nhất, ở đâu?

Từ năm 2015, Parma - thuộc vùng Emilia Romagna của nước Ý - được UNESCO vinh danh là 'Thành phố sáng tạo về ẩm thực'. Không chỉ nổi bật với di sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa phong phú, Parma còn khiến du khách say mê bởi kho tàng ẩm thực đặc sắc.

Phô mai và thịt nguội ngon nhất, ở đâu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar