04/01/2017 08:14 GMT+7

“Công viên mini” của bé

PHAN TUYẾT
PHAN TUYẾT

TTO - Muốn tạo cho học sinh một không gian giải trí hấp dẫn, rèn luyện khả năng vận động, hai giáo viên phụ trách lớp của 30 học sinh tộc người Rai (thôn Suối Máu, Hàm Tân, Bình Thuận) đã dốc sức xây dựng “công viên mini của bé” vô cùng hấp dẫn.

“Công viên mini” của học sinh tại thôn Suối Máu, Hàm Tân, Bình Thuận - Ảnh: PHAN TUYẾT

Có mặt tại khu vui chơi của bé, gọi là góc vận động hay “công viên mini”, chúng tôi thật sự bất ngờ và vô cùng thích thú bởi những món đồ chơi các cô làm không chỉ đẹp, tinh tế mà còn vô cùng phong phú.

Điều bất ngờ nữa là nguyên vật liệu làm nên những món đồ chơi này hoàn toàn từ đồ phế thải người ta bỏ đi. Các cô giáo đã đi xin, gom góp về để sáng tạo ra đồ chơi.

Đó là con đường từ những miếng gỗ nhỏ; cà kheo cho bé đi làm bằng hai hộp sữa, bên trong bỏ ximăng trộn cát và cột thêm hai sợi dây; xích đu làm bằng vỏ xe máy cũ; những chiếc vòng đẹp mắt để trẻ ném vào chai được bẻ bằng những cọng thép cũ dán giấy màu bên ngoài; chiếc thang dây được cưa ghép bằng những đoạn tre nhỏ...

Sau hiệu lệnh của cô giáo, 30 đứa trẻ ào ra “công viên mini” như bầy ong vỡ tổ. Các bé nhanh chóng chọn cho mình món đồ chơi thích nhất. Dù thế, chúng luôn biết nhường nhịn nhau.

Nhìn những khuôn mặt háo hức, những nụ cười tươi vui hớn hở của học sinh, các cô nhìn nhau hạnh phúc. Cô Lệ Minh nói: “Thông qua các hoạt động, trò chơi, chúng tôi rèn luyện cho các bé một số kỹ năng sống và tăng cường thể lực cho học sinh”.

Chẳng hạn, trò chơi con đường lắt léo, đi cà kheo rèn cho bé sự khéo léo trong vận động, biết xếp hàng chỗ đông người. Trò chơi với các túi cát sẽ luyện cho bé có đôi tay thêm rắn chắc, dạy bé biết san sẻ, yêu thương bạn bè...

Được hỏi: “Các cô dạy cả ngày vất vả như thế, làm đồ dùng dạy học vào lúc nào?”, cô Minh cười: “Còn lúc nào ngoài những buổi tối và thứ bảy, chủ nhật, một số ngày nghỉ lễ”. Cô nói một năm nhà trường cũng cung cấp một số đồ dùng dạy học, nhưng học sinh vẫn thích đồ chơi của các cô làm hơn, bởi vừa gần gũi, vừa đẹp, lại thực tế, và hằng tháng được các cô thay đổi một lần nên các em đỡ chán.

Anh Nguyễn Văn Long, trưởng thôn Suối Máu, bày tỏ: “Người tộc Rai ở đây cuộc sống còn nghèo khổ. Phần lớn họ đi làm nương rẫy suốt ngày, nhưng giao con cho giáo viên nơi này thì rất yên tâm, vì các cháu được chăm sóc và dạy dỗ rất tốt”.

PHAN TUYẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhỏ gọn, thông minh và đầy thử thách, những chiếc xe mô hình tại sân chơi kỹ thuật năm nay đã tạo nên một đường đua 'nóng' từ công nghệ đến chiến thuật.

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Phụ huynh thắc mắc việc đăng ký vào trường tiên tiến hội nhập ở Gò Vấp

Hôm nay 24-5 là ngày đầu tiên đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM. Nhiều phụ huynh phản ánh họ không thể đăng ký được vào các trường tiên tiến hội nhập ở quận Gò Vấp.

Phụ huynh thắc mắc việc đăng ký vào trường tiên tiến hội nhập ở Gò Vấp

Cơ hội việc làm từ doanh nghiệp đa quốc gia tại HUTECH International Job Fair

‘HUTECH International Job Fair 2025 có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa.

Cơ hội việc làm từ doanh nghiệp đa quốc gia tại HUTECH International Job Fair

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23-5 tuyên bố Đại học Harvard sẽ phải thay đổi cách làm việc, và cho rằng sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản.

Tổng thống Trump mỉa mai sinh viên Harvard không thể làm phép toán cơ bản

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi

Nhân chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Hãng tin AFP tìm gặp nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam, giáo sư Hoàng Xuân Sính, người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Pháp năm 1975.

Cuộc gặp định mệnh giữa giáo sư Hoàng Xuân Sính và thiên tài toán học Alexander Grothendi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar