09/10/2012 08:00 GMT+7

Công văn 1088 và Mẹ VN anh hùng

(Theo điều 2 pháp lệnh ngày 29-8-1994 và điều 1 nghị định 176-CP ngày 20-10-1994)
(Theo điều 2 pháp lệnh ngày 29-8-1994 và điều 1 nghị định 176-CP ngày 20-10-1994)

TT - Một bà mẹ có chồng và hai người con là liệt sĩ nhưng đến tận hôm nay, 37 năm sau ngày hòa bình, bà vẫn chưa được trao tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng”.

Phóng to
Cụ bà Nguyễn Thị Reo bên bàn thờ người con đầu lòng là liệt sĩ - Ảnh: N.V.C.

Báo Tuổi Trẻ ngày 4-10-2012 có đăng trả lời của ông , trưởng phòng chính sách có công thuộc Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM, là theo quy định hiện hành, trường hợp cụ bà Nguyễn Thị Reo, gần 90 tuổi, có chồng và hai con là liệt sĩ không thuộc diện xét phong tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng” do đã tái giá và có thêm con riêng với người chồng sau.

Câu trả lời này ông Khiết viện dẫn trên cơ sở pháp lệnh ngày 29-8-1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ VN anh hùng” và công văn 1088 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn về việc xét tặng danh hiệu này.

Ông Khiết còn cho biết trước đây, UBND TP.HCM đã đề nghị cơ quan thẩm quyền cho phép xét công nhận “Bà mẹ VN anh hùng” đối với trường hợp vợ, mẹ liệt sĩ tái giá trên nguyên tắc: không ràng buộc điều kiện về người chồng sau của bà mẹ đã mất hay còn sống, hoặc có con với người chồng sau hay không, nếu bà mẹ đủ điều kiện thuộc một trong bốn trường hợp quy định tại điều 2 của pháp lệnh này.

Pháp lệnh: cho

Danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng”

Được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng” là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có hai con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ.

- Có hai con mà cả hai con là liệt sĩ hoặc chỉ có một con mà con đó là liệt sĩ.

- Có từ ba con trở lên là liệt sĩ.

- Có một con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.

Đọc nội dung trả lời trên, tôi ngờ nhiều hơn tin. Lẽ nào một chính sách đúng đắn xuất phát từ cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng vào tháng 5-1994, được cụ thể hóa bằng pháp luật chỉ ba tháng sau đó, nhằm tôn vinh, tri ân những bà mẹ đã hi sinh thầm lặng cho Tổ quốc, lại có sự phân biệt đối xử. Không lý nào pháp lệnh lại tính toán chi li chuyện người mẹ tái giá, có con hay không có con với chồng sau, người chồng này mất hay còn... khi việc tái giá này không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội?

Quả nhiên tôi đã nghĩ đúng.

Trong pháp lệnh ngày 29-8-1994 và nghị định 176-CP không có nội dung nào quy định những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp như trên nhưng đã tái giá, có con hay không có con với chồng sau, chồng sau còn hay mất thì không được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng”.

Tìm đọc công văn 1088 của Bộ LĐ-TB&XH ngày 29-3-1995 thì thấy đây là văn bản gửi cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn vận dụng một số trường hợp cụ thể trên cơ sở đã có sự thống nhất giữa bộ này với Bộ Quốc phòng, Viện Thi đua và khen thưởng nhà nước.

Theo đó, tại mục 5 phần I nêu trường hợp bà mẹ có nhiều con là liệt sĩ được pháp luật thừa nhận nhưng lại mang họ khác nhau thì nếu đủ điều kiện, những bà mẹ này đều được xét đề nghị, khi lập danh sách phải căn cứ vào hồ sơ liệt sĩ đang quản lý, cột ghi chú cần giải trình rõ đối với từng liệt sĩ: con nuôi; con đẻ với người chồng thứ hai; con phải cải họ để hoạt động cách mạng; con mang họ mẹ theo phong tục, tập quán, dân tộc, địa phương...

Chỉ xét đối với những trường hợp tuy tái giá nhưng bà vợ đó vẫn thật sự có trách nhiệm nuôi con của liệt sĩ hoặc phụng dưỡng bố mẹ liệt sĩ, hoặc tuy tái giá nhưng cũng không có con và người chồng sau đã chết.

Công văn: chặn

Theo điều 4 nghị định 176-CP, bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc vận dụng các trường hợp nêu tại điều 1 của nghị định này để xét tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng”. Điều đó không có nghĩa những người có thẩm quyền được ban hành văn bản hướng dẫn có các quy định trái với pháp lệnh 29-8-1994 và nghị định 176-CP. Còn xét theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì công văn 1088 không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, những hướng dẫn trong công văn này, nhất là khi có những nội dung trái điều 2 pháp lệnh 29-8-1994 và điều 1 nghị định 176- CP thì không phải là quy tắc xử sự chung, không có hiệu lực bắt buộc chung.

Như vậy, việc viện dẫn pháp lệnh 29-8-1994 và công văn 1088 để không xét tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng” cho cụ bà Nguyễn Thị Reo nói riêng và những bà mẹ trong hoàn cảnh tương tự là không đúng pháp luật. Do đó, trước mắt đề nghị các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền từ cơ sở như UBND xã, huyện đến cấp thành phố như Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cấp trung ương như Bộ LĐ-TB&XH... sớm làm thủ tục để trình Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu “Bà mẹ VN anh hùng” cho cụ Nguyễn Thị Reo.

Theo Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình thì quyền kết hôn là quyền cơ bản của mọi công dân, không ai được ngăn cản, gây khó khăn cho các cuộc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Tư tưởng phong kiến “phu tử tòng tử”, suốt đời chỉ được thủ tiết thờ chồng khi chồng chết đã là chuyện của quá khứ, phải dẹp bỏ từ lâu lắm rồi.

Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH xem lại để hủy bỏ hoặc sửa đổi công văn 1088 đối với những nội dung không rõ ràng, khó hiểu, không phù hợp với pháp lệnh ngày 29-8-1994 và nghị định 176-CP như đã nêu trên.

Ở phạm vi rộng hơn, đề nghị các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không ban hành các công văn tuy “tiếng” là để hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời, nêu ý kiến về việc hiểu, thực hiện, vận dụng văn bản quy phạm pháp luật (như luật, pháp lệnh, nghị định...) nhưng thực chất lại chứa các quy định mới, mở rộng, trái, mâu thuẫn, chồng chéo so với các văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, cũng cần có quy định pháp luật rõ ràng, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đã trực tiếp tham mưu, ban hành các công văn sai, trái pháp luật và buộc bồi thường nếu gây thiệt hại.

(Theo điều 2 pháp lệnh ngày 29-8-1994 và điều 1 nghị định 176-CP ngày 20-10-1994)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt Tiến 'bịp', giang hồ mạng 'nổi tiếng' ở Hải Phòng

Công an TP Hải Phòng đã bắt giữ giang hồ mạng Tiến 'bịp' cùng đồng bọn để điều tra về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Bắt Tiến 'bịp', giang hồ mạng 'nổi tiếng' ở Hải Phòng

Cãi nhau, em giấu dao vào túi đâm chết anh trai

Vụ án mạng xảy ra tại phường An Xuyên, tỉnh Cà Mau làm người đàn ông chết tại chỗ.

Cãi nhau, em giấu dao vào túi đâm chết anh trai

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Người đang đi công tác nước ngoài khi biết mình bị tạm hoãn xuất cảnh vì thuế, họ muốn về giải quyết vụ thuế thì khi về Việt Nam có được nhập cảnh không?

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Đấu giá 21 lô đất liền kề ở phường Thanh Đức, Vĩnh Long thiếu tính cạnh tranh

Việc đấu giá 21 lô đất tại phường Thanh Đức, tỉnh Vĩnh Long (huyện Long Hồ cũ) có sai phạm khi cá nhân bị hạn chế tham gia, thiếu tính cạnh tranh.

Đấu giá 21 lô đất liền kề ở phường Thanh Đức, Vĩnh Long thiếu tính cạnh tranh

6 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Tại phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đã quyết định bổ sung 4 vụ án, 2 vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

6 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Đường dây tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm của ông trùm người Trung Quốc tại Campuchia

Những nạn nhân là cán bộ lãnh đạo, doanh nhân, công chức… bị người trong đường dây do ông chủ Trung Quốc cầm đầu ở Campuchia dẫn dụ thu thập hình ảnh nhạy cảm rồi tống tiền.

Đường dây tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm của ông trùm người Trung Quốc tại Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar