25/12/2024 15:47 GMT+7

Công ước Hà Nội: Thành quả xứng đáng sau gần 5 năm đàm phán và 8 kỳ họp

Đúng với tên gọi 'Công ước Hà Nội', Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở ký tại thủ đô của Việt Nam, đánh dấu lần đầu tiên nước ta đăng cai lễ ký một công ước của tổ chức lớn nhất hành tinh.

Công ước Hà Nội: Thành quả xứng đáng sau gần 5 năm đàm phán và 8 kỳ họp - Ảnh 1.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO

Chiều 24-12 (giờ New York, Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại điều 64 của công ước, lễ mở ký sẽ được tổ chức tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025, do đó sẽ có tên gọi "Công ước Hà Nội".

Công ước Hà Nội: Hình mẫu cho các khuôn khổ tương lai về công nghệ số

Theo Bộ Ngoại giao, đây là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

"Có thể nói đây là thành quả xứng đáng sau gần 5 năm Việt Nam cùng các quốc gia thành viên Liên hợp quốc khác nỗ lực đàm phán không mệt mỏi", Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định khi trả lời báo chí ngày 25-12.

Với tư cách là văn kiện đầu tiên về tội phạm xuyên quốc gia được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc sau 20 năm, công ước này đã mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia với nhiều ý nghĩa quan trọng.

Đầu tiên, theo phó thủ tướng, Công ước Hà Nội sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý đầu tiên ở cấp độ toàn cầu cho không gian mạng, khẳng định yêu cầu phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia trong phòng, chống tội phạm mạng.

Nội dung công ước thể hiện cả quan điểm và lợi ích của nước phát triển lẫn đang phát triển như Việt Nam, vốn gặp bất lợi trong quản trị công nghệ toàn cầu.

Chính vì vậy, Công ước Hà Nội sẽ bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Đồng thời, công ước đã khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong điều phối nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để ứng phó với tội phạm mạng, thể hiện rõ qua việc công ước đã được thông qua bằng đồng thuận.

"Sự ra đời của công ước có thể trở thành hình mẫu cho các khuôn khổ quốc tế trong tương lai về công nghệ số như quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)", Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Niềm tin dành cho Việt Nam

Công ước Hà Nội: thành quả xứng đáng sau gần 5 năm đàm phán và 8 kỳ họp - Ảnh 2.

Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thông qua Công ước Hà Nội - Ảnh: UN News

Chia sẻ thêm, phó thủ tướng cho biết ngay từ đầu, Việt Nam đã quan tâm và ủng hộ khởi động đàm phán công ước, đồng thời kiên trì quan điểm thúc đẩy xây dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế về không gian mạng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Xuyên suốt 8 kỳ họp của ủy ban chuyên trách, Việt Nam luôn tham gia tích cực, chủ động và có những đóng góp thực chất cho nội dung công ước.

Có thể nói, với tinh thần thiện chí, xây dựng, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ quan điểm, Việt Nam được Liên hợp quốc và các quốc gia đối tác tin tưởng, đánh giá cao trong toàn bộ tiến trình.

"Vì vậy, khi đề xuất trở thành nước chủ nhà đăng cai lễ ký công ước lịch sử này trong năm 2025, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ tích cực, rộng rãi từ bạn bè quốc tế. 

Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Công an, cơ quan chủ trì lễ ký công ước tích cực làm việc với Liên hợp quốc để tổ chức sự kiện quan trọng này", ông Bùi Thanh Sơn nói thêm.

Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một công ước của Liên hợp quốc, đánh dấu một mốc mới trong công tác hội nhập pháp lý quốc tế nói riêng và đối ngoại đa phương của Việt Nam nói chung.

Khi được hỏi về ý nghĩa của sự kiện trọng đại này, phó thủ tướng nhận định việc Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai lễ ký một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Đồng thời, việc này cũng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là đề cao luật pháp quốc tế, chủ trương chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

Địa danh Hà Nội sẽ được nhiều người nhớ đến

"Với việc các thành viên Liên hợp quốc nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức lễ ký công ước, từ nay địa danh Hà Nội sẽ gắn liền với một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng để giải quyết một trong những thách thức của thế kỷ 21", Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Đây là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện công ước, góp phần định hình khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu vì một tương lai số an toàn, hợp tác và bao trùm trong thời gian tới.

Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang thúc đẩy chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn để bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Liên Hiệp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm trên không gian mạng

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về Tội phạm mạng và văn kiện này sẽ được mở ký tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar