10/12/2024 17:51 GMT+7

Công ty khảo sát nhân viên mức độ căng thẳng, rồi... đuổi việc luôn

Một công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ khảo sát các nhân viên về mức độ căng thẳng, rồi đuổi việc tất cả những người báo cáo mức căng thẳng cao.

Công ty khảo sát nhân viên về căng thẳng sau đó đuổi việc họ - Ảnh 1.

Công ty YesMadam đã chấm dứt hợp đồng với những nhân viên báo cáo mức độ căng thẳng đáng kể trong cuộc khảo sát nội bộ - Ảnh: Brad/California Business Lawyer & Corporate Lawyer

Email nội bộ từ YesMadam, công ty khởi nghiệp đã nổi tiếng nhờ chương trình Shark Tank, đã bị rò rỉ trên mạng và làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội.

Công ty hỏi thăm nhân viên, sau đó... đuổi việc

Theo Economic Times, YesMadam cung cấp dịch vụ salon tại nhà và nền tảng công nghệ cho ngành làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Trong email, công ty cho biết họ đã chấm dứt hợp đồng với những nhân viên báo cáo mức độ căng thẳng đáng kể trong cuộc khảo sát.

"Gần đây, chúng tôi đã thực hiện một khảo sát để hiểu cảm xúc của các bạn về căng thẳng trong công việc. Nhiều người đã chia sẻ mối lo ngại của mình, điều mà chúng tôi vô cùng trân trọng.

Là một công ty cam kết xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và hỗ trợ, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng các phản hồi. Để đảm bảo không ai còn cảm thấy căng thẳng tại nơi làm việc, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là chấm dứt hợp đồng với những nhân viên bày tỏ mức độ căng thẳng đáng kể.

Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức, và các nhân viên bị ảnh hưởng sẽ nhận được thông tin chi tiết riêng. Cảm ơn vì những đóng góp của các bạn", theo nội dung thư rò rỉ được chia sẻ trên LinkedIn.

Sau vụ rò rỉ, nhiều người dùng trên LinkedIn đã đặt câu hỏi về lý do sa thải, cho rằng "đây thực sự là một chiến dịch gây phản tác dụng".

Một người khác viết về vụ đuổi việc: "Hy vọng đây không phải là một chiêu trò gây chú ý để quảng bá".

"Đây là lý do sa thải kỳ lạ, phi logic và phi đạo đức nhất mà tôi từng thấy. Hãy nói với tôi rằng đây chỉ là một trò đùa thôi", một người khác nói thêm.

Văn hóa làm việc căng thẳng và áp lực tại Ấn Độ

Khoảng 62% nhân viên Ấn Độ trải qua tình trạng kiệt sức, gấp ba lần mức trung bình toàn cầu là 20%, do căng thẳng công việc và sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, theo một báo cáo của nền tảng chăm sóc sức khỏe số MediBuddy và CII.

Báo cáo cũng nhấn mạnh một số lượng lớn người tìm việc coi các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định.

Các cuộc trao đổi về văn hóa làm việc đã được đẩy mạnh sau khi Anita Augustine, mẹ của Anna Sebastian Perayil, viết thư cho Giám đốc Ấn Độ của Ernst & Young (EY) Rajiv Memani, tố cáo rằng con gái bà qua đời do căng thẳng công việc chỉ bốn tháng sau khi gia nhập EY tại Pune. Bà cho biết con gái mình thường xuyên phải làm việc đến khuya và cả cuối tuần mà không được nghỉ ngơi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn một nửa dân số toàn cầu đang làm việc, và khoảng 15% người trưởng thành trong độ tuổi lao động, sống chung với các rối loạn lo âu. Ngoài ra, mỗi năm trên toàn thế giới ước tính mất khoảng 12 tỉ ngày công lao động vì lo âu và trầm cảm, gây thiệt hại lên đến 1.000 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

‘Chị chị em em’ nơi công sở: Biết ơn vì gặp được đồng nghiệp tốt, kể cả lúc rời công ty

Nhiều người ngán ngẩm, trở nên dè dặt và thận trọng sau những lần bị đồng nghiệp chơi xấu. Song cũng có một số người lại may mắn gặp được đồng nghiệp thực sự tốt và trở thành bạn thân lâu dài.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar