20/07/2025 20:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công ty chứng khoán bơm mạnh tiền cho vay, ai là 'quán quân'?

Cho vay chứng khoán (margin) tăng trưởng mạnh trong quý 2 năm nay, đi cùng xu hướng của VN-Index. Một số "ông lớn" có dấu hiệu suy giảm trong việc mở rộng thị phần, ngược lại các công ty chứng khoán có vốn ngân hàng tiếp tục tăng vọt.

chứng khoán - Ảnh 1.

Các công ty chứng khoán cho vay "kiếm đậm" hơn nghiệp vụ môi giới - Ảnh: AI vẽ

Theo dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý 2-2025, tổng dư nợ cho vay margin của gần 30 công ty chứng khoán có quy mô lớn nhất thị trường đã vượt 280.000 tỉ đồng vào cuối tháng 6, tăng gần 54.000 tỉ đồng so với đầu năm.

Những công ty chứng khoán "bơm" nhiều nghìn tỉ cho vay

Ở nhóm công ty chứng khoán dẫn đầu về cho vay margin, Chứng khoán Kỹ Thương - TechcomSecurities (TCBS) và SSI tiếp tục gia tăng nhanh chóng về quy mô. Trong đó, TCBS tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu với dư nợ margin đạt hơn 33.192 tỉ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm, tương ứng mức tăng xấp xỉ 7.600 tỉ đồng.

SSI chẳng "kém cạnh" khi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, giúp thu hẹp đáng kể khoảng cách với TCBS sau quý 2. Tổng dư nợ cho vay margin và ứng trước của SSI tính đến cuối tháng 6 đạt hơn 32.860 tỉ đồng, tăng 50,6% so với cuối năm 2024.

Với mức tăng thêm hơn 11.000 tỉ đồng trong nửa năm, SSI cũng trở thành công ty chứng khoán có tăng trưởng margin mạnh nhất tính theo giá trị tuyệt đối của thị trường trong giai đoạn này.

Còn tính theo tốc độ, VPBank Securities lại nổi lên như hiện tượng trong quý 2-2025 khi dư nợ margin gần như tăng gấp đôi so với đầu năm, đưa công ty này vươn lên vị trí thứ tư toàn ngành.

Cụ thể tính đến cuối tháng 6-2025, tổng dư nợ margin của VPBank Securities đạt 17.653 tỉ đồng, tăng 4.893 tỉ đồng so với quý trước đó, nhưng đã tăng hơn 8.200 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương ứng mức tăng 87%.

Cũng như SSI, TCBS, động lực tăng trưởng mạnh mẽ của VPBank Securities đến từ việc liên tục tung ra các gói margin với lãi suất cạnh tranh trong thời gian qua nhằm mở rộng thị phần.

Nhiều công ty không tăng còn "sụt"

Trái ngược xu hướng tăng tốc cho vay margin của các công ty chứng khoán thuộc khối ngân hàng, Chứng khoán TP.HCM (HSC), một trong những "ông lớn" của ngành, lại ghi nhận dư nợ margin sụt giảm.

So với đầu năm, dư nợ margin của HSC giảm 615 tỉ đồng, phần lớn mức giảm này diễn ra trong quý 2. Dù vẫn giữ vị trí thứ ba trên thị trường, quy mô dư nợ margin của HSC hiện chỉ còn 19.813 tỉ đồng.

Tương tự, Mirae Asset (Việt Nam) và VPS cũng chứng kiến quy mô margin thu hẹp lần lượt 35 tỉ đồng và 987 tỉ đồng trong quý 2. Trong đó, dư nợ VPS tại thời điểm cuối tháng 6-2025 còn 17.013 tỉ đồng sau khi vượt lên 18.000 tỉ đồng ở cuối quý 1.

Còn tại Mirae Asset (Việt Nam), dư nợ cuối quý 2 còn 17.475 tỉ đồng, sau khi vượt lên mức 17.510 tỉ đồng cuối quý 1.

Dữ liệu cũng cho thấy Chứng khoán MB (MBS) và Vietcap ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tính đến ngày 30-6, dư nợ margin của MBS đạt 12.634 tỉ đồng, trong khi Vietcap đạt 11.123 tỉ đồng, đều tăng thêm hơn 1.000 tỉ đồng so với quý trước.

Việc mở rộng quy mô cho vay margin đã mang lại nguồn thu lãi đáng kể, đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của các công ty chứng khoán. Thậm chí nhiều công ty chứng khoán thu được từ lãi cho vay cao hơn cả một số ngân hàng nhỏ.

Đơn cử TCBS, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 844 tỉ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng, công ty chứng khoán của Techcombank "bỏ túi" 1.575 tỉ đồng tiền lãi từ các khoản cho vay và phải thu, tăng 30%.

Tiếp đến là SSI, cũng ghi nhận mức lãi từ khoản cho vay và phải thu trong quý 2 đạt 830 tỉ đồng, tăng 62%, còn lũy kế 6 tháng đạt 1.457 tỉ đồng, tăng 52%…

Chứng khoán diễn biến ra sao quý 2?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30-6-2025, VN-Index đóng cửa tại 1.376,07 điểm, tăng 8,6% so với đầu năm, ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với phần lớn các thị trường khu vực.

Thanh khoản bình quân trên sàn HoSE đạt 17.129 tỉ đồng/phiên, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo VDSC, điều này phản ánh sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ, đặc biệt từ nhóm nhà đầu tư cá nhân.

Trái ngược, HNX-Index đạt 229,22 điểm, giảm nhẹ 0,8%, trong khi UpCOM Index đạt 100,84 điểm, tăng 6,1% so với đầu năm.

Tuy vậy, thanh khoản trên cả hai sàn đều tăng trưởng tích cực với HNX đạt 646 tỉ đồng/phiên và UpCOM đạt 1.111 tỉ đồng/phiên (-4,2% và +20,4% so với cùng kỳ năm ngoái).

Tính chung 6 tháng đầu năm, khối ngoại tiếp tục duy trì vị thế bán ròng mạnh mẽ, tổng giá trị bán ròng lên tới 39.836 tỉ đồng qua cả kênh khớp lệnh lẫn thỏa thuận. Dòng tiền nội, đặc biệt từ nhà đầu tư cá nhân, tiếp tục giữ vai trò then chốt duy trì cân bằng cung - cầu và là động lực chính giúp thị trường trụ vững.

Giải mã sức 'nóng' chứng khoán, nhà đầu tư tiếp tục đẩy tiền bất chấp nhiều chỉ báo

Bỏ qua hàng loạt lực cản như các chỉ báo kỹ thuật tăng nóng, phiên đáo hạn phái sinh và ngay cả khi khối ngoại bán ròng, nhà đầu tư vẫn tiếp tục đẩy tiền vào thị trường, tạo động lực chính giúp VN-Index chạm gần mốc 1.500 điểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cuộc chiến với tội phạm hàng giả

40 tỉ đồng là tổng giá trị hàng hóa mà Công an TP.HCM đã thu giữ trong cao điểm đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại.

Cuộc chiến với tội phạm hàng giả

Thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp - khu kinh tế tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai vừa công bố quyết định của Thủ tướng về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp - khu kinh tế.

Thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp - khu kinh tế tỉnh Đồng Nai

Mỹ tăng phí visa thêm 250 USD, ngành du lịch toàn cầu phản đối dữ dội

Từ tháng 10-2025, Mỹ sẽ áp dụng phí visa tăng thêm 250 USD. Tuy nhiên động thái này vấp phải phản ứng dữ dội.

Mỹ tăng phí visa thêm 250 USD, ngành du lịch toàn cầu phản đối dữ dội

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, trạm y tế sẽ có chức năng giám sát, xử lý ngộ độc thực phẩm; thanh tra, kiểm tra và thẩm định về điều kiện an toàn thực phẩm...

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Xuất khẩu đi châu Âu gặp khó vì thiếu chứng nhận an toàn thực phẩm

Địa phương cho biết việc chưa có quy trình chuyển giao cụ thể nên chưa ký. Cứ đùn đẩy, hơn 20 ngày nay chưa xuất được, doanh nghiệp nộp hồ sơ phải chờ dù đã gửi kiến nghị lên các cấp.

Xuất khẩu đi châu Âu gặp khó vì thiếu chứng nhận an toàn thực phẩm

Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, TP.HCM có quy mô dân số và nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quản lý thực phẩm trong 'siêu đô thị': Không ngoại lệ cho hàng nhà làm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar