14/05/2020 10:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công trình nghiên cứu di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học đoạt giải thưởng

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Tác giả Dương Thành Truyền với tác phẩm 'Di chúc của Bác Hồ - một giáo trình tiếng Việt độc đáo' vừa nhận giải B Giải thưởng về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020.

Công trình nghiên cứu di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học đoạt giải thưởng - Ảnh 1.

Tác giả Dương Thành Truyền trong đêm nhận giải - Ảnh: THU HÀ

Qua những dẫn liệu cụ thể, tác giả đã chứng minh một cách sinh động tấm gương lao động ngôn từ mẫu mực của Bác Hồ: cẩn trọng sửa đi sửa lại, công phu trong từng chữ, từng lời, từng đoạn kết nối nhau theo một trật tự logic chặt chẽ nhắm đến cách diễn đạt trong sáng, giản dị nhất có thể mà lại hiêu quả tối đa.

Giáo sư Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân

Đây là Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Lễ trao giải diễn ra tối 13-5 tại Hà Nội.

Đây là một trong nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 1️30 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020).

"Di chúc của Bác Hồ - một giáo trình tiếng Việt độc đáo" in lần đầu nhân dịp kỷ niệm 106 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (tháng 6 năm 2017).

Nhưng thực ra đây là công trình ngôn ngữ học viết từ thời còn sinh viên của tác giả Dương Thành Truyền nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công trình nghiên cứu di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học đoạt giải thưởng - Ảnh 5.

Sách vừa đoạt giải - Ảnh: NXB Trẻ

Tác giả đã căn cứ vào ảnh chụp toàn bộ bút tích di chúc của Bác Hồ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) công bố vào dịp 2-9-1989 để nghiên cứu về "phong cách lao động ngôn từ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cụ thể, tác giả đã khảo sát các trường hợp Bác Hồ tự sửa chữa trong quá trình viết Di chúc nhằm tìm hiểu việc sử dụng ngôn từ của Người, để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về các trường hợp nói và viết có hiệu lực.

Căn cứ trên ba lần viết và sửa chữa Di chúc của chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vào các năm: 1965, 1968, và lần cuối vào ngày 10-5-1969, nhà báo Dương Thành Truyền đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc "Vì sao Bác Hồ sửa chữa ngôn từ như thế?".

Quá trình đó làm phát lộ nhiều chi tiết thú vị thuộc về phong cách ngôn ngữ và lối dụng ngữ của Hồ Chủ tịch.

Không chỉ là chuyện Bác cân nhắc giữa "để lại" hay "cho", "liền" và "ngay" mà các trường hợp tổ chức lại câu văn, bổ sung phụ tố cho câu... được tác giả phát hiện và đề xuất cách tiếp cận là những kiến thức ngôn ngữ giúp bạn đọc không chỉ hiểu hơn văn bản Di chúc mà còn chia sẻ được mạch tư duy, những dụng ý đằng sau con chữ của Bác.

Giải thưởng sáng tác 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh'

Tối 13-5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020.

Sự kiện có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam…

Sau 2 năm triển khai, đã có gần 6.000 tác phẩm, hồ sơ thành tích quảng bá của tác giả, nhóm tác giả, tập thể, cá nhân trong nước và nước ngoài, của tác giả là người nước ngoài gửi tác phẩm tham dự giải thưởng.

Ban tổ chức đã trao 228 giải thưởng cho tác giả, nhóm tác giả thuộc lĩnh vực sáng tác, bao gồm 2 giải Đặc biệt, 11 giải A, 42 giải B, 74 giải C, 99 giải khuyến khích; khen thưởng 42 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá.

Cố nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez (tác giả bài 'Hồ Chí Minh - Tên Người là cả một niềm thơ') được truy tặng giải đặc biệt.


Chuyện chưa kể về bản Di chúc và những kỷ vật đặc biệt của Bác Hồ

TTO - 50 năm Bác để lại cho đời những lời minh triết trong bản Di chúc cũng là 50 năm bao thế hệ người Việt nối tiếp nhau đón nhận và lan tỏa những yêu thương vô vàn Người để lại cho đời.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar