21/09/2014 07:05 GMT+7

“Công trình” của A Đruế

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Cái được nhất mà A Đruế tự hào đã rõ ràng: con trâu không còn chết vì mưa rét, bệnh tật, không còn bị bệnh tụ huyết trùng.

A Đruế với những chuồng trâu cho đồng bào Mơ Nâm - Ảnh: B.D.

Nuôi trâu bò thì phải làm chuồng, làm trại. Việc đó chẳng có gì phải bàn nhưng bao đời nay trong cái bụng người Mơ Nâm ở xã Đắk Long (huyện Kon Plông, Kon Tum) lại nghĩ rằng: con trâu là con vật nên nó không thể ở được trong cái nhà có thể che mưa che nắng như con người.

Sau giờ làm cán bộ ở xã, A Đruế - người Mơ Nâm ở Kon Ke 1 - chạy xe về làng và nghe người làng báo tin con trâu nuôi trên rừng chết rét.

“Phải làm cái chuồng cho con trâu nó nằm thôi. Con trâu cũng như con người, cũng biết sợ cái mưa, cũng biết chạy trốn cái nắng, cũng biết ốm đau và rồi chết như con người” - A Đruế chạy khắp làng bảo thế với đồng bào Mơ Nâm của mình. 

Người dân các làng ở Đắk Long sống dựa vào hai nguồn thu chính: làm lúa thủ công và nuôi trâu bò. Mà cái việc nuôi trâu bò của người Mơ Nâm thì mãi không thay đổi: trâu bò được thả lăn lóc giữa rừng, gửi cho ông trời canh giữ.

Người Mơ Nâm thật thà, cũng chẳng sợ bị bắt mất bò nhưng cái ốm cái đau của con vật thì liên tục. Cuối mùa đi lên thăm trâu bò, nhiều lúc người dân phải bưng mặt khóc vì thấy con vật quý đã lăn ra chết.

Năm 2012, sau khi được giao nhiệm vụ về làng vận động bà con, A Đruế họp làng rồi bảo: con trâu con bò của làng mình lâu nay chết nhiều quá. Bà con có biết vì sao không? Không phải là vì cái đói, mà vì cái rét, vì cái bệnh đấy!

Rồi A Đruế quả quyết: mình có đi học mình biết, bà con phải làm cái chuồng che chắn cho con trâu con bò thôi, chứ không thì còn chết nữa.

Hai ngày sau khi cắt tiết gà làm lễ khởi công, chuồng trâu nhà A Vơng - khu ở cho gia súc đầu tiên của người Mơ Nâm ở Kon Ke 1 - được “khánh thành”.

Tối đó, A Vơng loay hoay mãi trên rừng, tới tối mịt mới lùa được đàn trâu vào hết trong cái chuồng mới đóng. Sáng mai ra thăm chuồng, A Vơng bảo: “Cái chuồng trâu tài thật, cái nền cứng nên con trâu ngủ yên, người không bị lấm”.

Sau cái chuồng trâu của A Vơng, nhiều gia đình khác trong làng Kon Ke 1 cũng đến nói A Đruế bày cách làm chuồng trâu, rồi mua rượu về mời A Đruế qua uống, học hỏi.

Những ngày sau đó, mỗi lần có nhà nào làm chuồng trâu là thanh niên lại tập trung đông đủ. Người cõng đá lót nền, người nện đất, người cùng nhau gánh cát.

Cứ như thế chuồng trâu mọc lên ngày một nhiều, đến nay thì nhiều gia đình ở Kon Ke 1 và các làng lân cận đã có chuồng trâu, cái chuồng ấy chẳng còn lạ lẫm gì nữa.

Và cái được nhất mà A Đruế tự hào thì đã rõ ràng: con trâu không còn chết vì mưa rét, bệnh tật, đặc biệt là không còn bị bệnh tụ huyết trùng - nỗi ám ảnh của người nuôi trâu ở cao nguyên ẩm ướt này.

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Loạt hình ảnh check-in với bảng quảng cáo "Ăn Ngon Rẻ, ShopeeFood Bao" phủ sóng mạng xã hội, khiến hội mê ăn ngon không khỏi tò mò có gì mà hot đến vậy.

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar