09/09/2019 15:39 GMT+7

Công tố viên Mỹ buộc tội giáo sư Trung Quốc đánh cắp công nghệ cho Huawei

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Các công tố viên Mỹ buộc tội một giáo sư người Trung Quốc vì cho rằng ông đã đánh cắp công nghệ của một công ty tại California, làm lợi cho hãng thiết bị viễn thông Huawei.

Công tố viên Mỹ buộc tội giáo sư Trung Quốc đánh cắp công nghệ cho Huawei - Ảnh 1.

Logo công ty Huawei tại hội chợ hàng công nghệ tiêu dùng IFA ở Berlin, Đức ngày 6-9 - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, các cáo trạng tại tòa cho biết giáo sư Bo Mao bị bắt ngày 14-8 tại bang Texas, sau đó 6 ngày ông được tại ngoại sau khi nộp 100.000 USD và đồng ý sẽ tiếp tục phục vụ điều tra tại New York.

Trong phiên xử tại tòa Brooklyn ngày 28-8, ông Bo Mao bác bỏ tội danh bị cáo buộc là cấu kết để gian lận tài chính liên quan đến việc sử dụng viễn thông hoặc công nghệ thông tin (wire fraud).

Theo đơn kiện, ông Mao đã ký thỏa thuận với một hãng công nghệ (không nêu tên) tại California để nhận bảng mạch của công ty này vì mục đích nghiên cứu khoa học.

Đơn kiện cáo buộc một tập đoàn viễn thông Trung Quốc không xác định (mà các nguồn tin của Reuters nói đó là Huawei) đã cố tình đánh cắp công nghệ của họ. Nguyên đơn buộc tội giáo sư Mao đã tham gia vụ việc. Một tài liệu khác của tòa án cũng cho thấy vụ việc này có liên quan tới công ty Huawei.

Ông Mao là phó giáo sư tại ĐH Hạ Môn (Trung Quốc), cũng là giáo sư thỉnh giảng tại một ĐH ở bang Texas từ mùa thu năm ngoái.

Ông Mao từng liên quan trong một vụ kiện dân sự khác ở bang Texas giữa công ty Huawei và startup CNEX Labs ở thung lũng Silicon.

Tháng 12-2017, Huawei kiện công ty CNEX và một cựu nhân viên là ông Yiren Huang vì tội đánh cắp các bí mật thương mại. Ông Huang, một cựu quản lý kỹ thuật tại chi nhánh của Huawei ở Mỹ, đã giúp thành lập công ty CNEX năm 2013, chỉ 3 ngày sau khi rời công ty.

Là một phần của quá trình phản tố, công ty cho biết giáo sư Mao đã yêu cầu một trong số các bảng mạch của họ cho một dự án nghiên cứu, và sau khi công ty này gửi nó cho ông Mao, ông đã dùng nó cho một nghiên cứu gắn với công ty Huawei.

Tuy nhiên trong vụ kiện lần đó, phán quyết của tòa có thể coi như là hòa cho hai bên. Một mặt bồi thẩm đoàn không thấy CNEX đánh cắp bí mật thương mại, song một mặt đã quyết định ông Huang vi phạm hợp đồng lao động khi không thông báo với công ty về những quyền sáng chế ông này nhận được trong một năm rời đi.

Người dùng Huawei sắp được nâng cấp EMUI 10

Tiến sĩ Wang Chenglu, Chủ tịch Phòng Kỹ thuật Phần mềm Tập đoàn Kinh doanh Tiêu dùng Huawei, cho rằng EMUI 10 sẽ là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phần mềm trên thiết bị đầu cuối của hãng.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Công nghệ thay đổi từng ngày, nhưng pin, nguồn cung cấp năng lượng cho các thiết bị, vẫn giậm chân tại chỗ. Từ điện thoại tới kính thực tế ảo, pin có vẻ chưa theo kịp thời đại.

Thiết bị thông minh ngày càng nhanh, pin vẫn chậm

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Theo trào lưu tìm lại ảnh cũ trên Google Maps, nhiều người đã search và cài đặt ứng dụng này nhưng vô tình tải nhầm app giả mạo.

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar