25/07/2021 10:41 GMT+7

Công thức của điều tốt đẹp

VIỆT LINH
VIỆT LINH

TTO - Không phải vô cớ người ta vẫn dùng hai chữ muộn màng ghép theo từ xin lỗi như vọng ý thứ tha. Và trong mỗi chúng ta, hẳn ai cũng từng nhận/ trải qua sự trễ tràng như vậy.

Công thức của điều tốt đẹp - Ảnh 1.

Quang cùng cô giáo chủ nhiệm Văn Phương Trang và bè bạn - Ảnh: L.T.

Trưa 19-7, cái tên Đặng Văn Quang - cậu học trò Quảng Nam - xuất hiện rờ rỡ trên truyền thông với điểm 10 môn văn thi tốt nghiệp THPT. 

Điểm 10 môn văn gây ngờ ngợ, nhưng trả lời phỏng vấn của Quang trên Tuổi Trẻ chiều 19-7 cho tôi hai thuyết phục: Thứ nhất, xưng tôi với phóng viên cho thấy Quang trưởng thành, lịch duyệt. Thứ hai, trong nhiều ý hay về lẽ sống, tôi rất thích câu "Đất nước, cộng đồng chúng ta đang sống nếu không được xây dựng từ trách nhiệm, từ lòng yêu thương thì sẽ chẳng có những điều tốt đẹp".

Vâng, nhân cách của công dân định tính từ hai tiêu chuẩn: trách nhiệm với công việc, yêu thương với đồng bào. Câu chuyện ở Nha Trang cho thấy hình ảnh ông cán bộ mẫn cán trách nhiệm nhưng thiếu lòng yêu thương. 

Bỏ qua câu nói lốp xốp thiển cận, nếu đủ lòng thương dân, cán bộ sẽ không máy móc nghiệt ngã với anh công nhân hiu héo bên ổ bánh hiu héo... Đủ lòng thương dân, ông sẽ quở mà không phạt, không quát tháo, dọa dẫm, để chính mình trở nên xấu xí.

Vậy nên, tôi thấy vui khi chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh gửi thư xin lỗi công nhân Trần Văn Em, hứa xử nghiêm vụ việc. Thư xin lỗi đúng lúc của ông khiến tôi nhớ trải nghiệm cá nhân cách đây khá lâu.

Năm 2004, sau khi xem loạt phóng sự của nhà báo Phạm Vũ về hai người dân bị án oan, tôi viết thư ngỏ gửi chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. Viết do bức xúc chứ ít tin được trả lời. Thế nhưng ông Nguyễn Hữu Chí đã hồi âm. Hai tháng sau bức thư công khai, hai dân oan được xin lỗi công khai, được đền bù thiệt hại (việc đền bù lại chênh vêu trách nhiệm - yêu thương, nhưng đó là câu chuyện khác).

Công thức của điều tốt đẹp - Ảnh 2.

Thư hồi âm của ông Nguyễn Hữu Chí đăng trên báo Tuổi Trẻ

Thư của ông Khánh mới đây gây liên tưởng tới lời xin lỗi của ông Hữu Chí năm xưa bởi tính thẳng băng, không uyển ngữ, bao biện. Ông Khánh viết: "Trước hết, tôi xin lỗi và nhận khuyết điểm trong công tác quán triệt, lãnh đạo, tổ chức thực hiện chỉ thị 16 trên địa bàn. Rất mong nhân dân nói chung và công dân Trần Văn Em nói riêng thông cảm, chia sẻ, ủng hộ những nỗ lực của UBND TP Nha Trang và các phường, xã trên địa bàn...". 

Khi tôi viết bài này thì ông Hữu Thọ đã trực tiếp đến công ty xin lỗi anh Em. Có thể công lý chưa tròn vẹn sau những lời xin lỗi nhưng nó truyền năng lượng tích cực, khơi dậy lòng tin.

Sống nhiều năm ở Pháp, nơi xin lỗi đã thành văn hóa, tôi dễ dàng xin lỗi khi trót sai, thấy nó nhẹ nhàng, trước tiên cho chính mình. Xin lỗi khó hơn cảm ơn, Tây hay Ta gì cũng vậy: xin lỗi nhỏ sĩ diện, xin lỗi lớn bất trắc, đôi khi mất cả cơ nghiệp. Xin lỗi xem ra là văn hóa khó học nhất, tập tục khó duy truyền nhất, bởi nó buộc con người phải quên đi cái ngã, phải can đảm, thậm chí đau đớn.

Nhân loại cố chấp nhưng dễ lạc lòng. Không phải vô cớ người ta vẫn dùng hai chữ muộn màng ghép theo từ xin lỗi như vọng ý thứ tha. Và trong mỗi chúng ta, hẳn ai cũng từng nhận/ trải qua sự trễ tràng như vậy. 

Một tháng, một năm, thậm chí hai trăm năm, như việc nước Pháp đưa hài cốt văn hào Alexandre Dumas vào Điện Panthéon đêm 30-11-2002 tại Paris: Hai trăm năm sau ngày sinh, cháu nội một người nô lệ châu Phi mới được vinh danh xứng đáng như lời tổng thống Chirac trong buổi lễ: "Nước Pháp hôm nay không chỉ nghiêng mình biểu dương một thiên tài, nó còn sửa chữa điều bất công với con người đã góp phần làm nên bản sắc dân tộc Pháp". 

Dài lắm hai trăm năm cho một lời xin lỗi, nhưng cuối cùng nó cũng đến, bao dung và mãn nguyện.

Trong thư gửi chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, tôi viết: "Điều trị vết thương thân xác có thể muộn, nhưng vết thương tinh thần không bao giờ muộn. Vết thương của anh Thành, anh Chiến như thế vẫn kịp băng lành nếu chúng ta không đặt sĩ diện chính quyền cao hơn thống khổ của dân đen". 

Vậy nên chúng ta luôn chờ đợi những lời xin lỗi thành tâm của chính quyền khi sai sót, thay vì đưa đẩy vụng về. Chỉ có trách nhiệm và lòng yêu thương mới đem lại những điều tốt đẹp, như học trò Đặng Văn Quang nói.

Một học trò nghèo ở xứ Quảng đạt điểm 10 môn văn

TTO - Trong những giờ phút hồi hộp chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT, một nam thí sinh con nhà nghèo tại Quảng Nam đã có kết quả điểm 10 môn ngữ văn.

VIỆT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar