20/12/2011 09:13 GMT+7

Công nhân nhọc nhằn tìm chỗ gửi con

QUANG VINH
QUANG VINH

TT - Hiện nay các khu công nghiệp (KCN) ở các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa có nhà giữ trẻ, khiến hàng trăm ngàn công nhân có con nhỏ phải đánh vật với việc tìm chỗ gửi con hằng ngày. Nhiều công nhân phải gửi con ở nhà dân và điều này làm họ lo lắng về sự an toàn của con mình.

Phóng to
Không tìm được chỗ gửi con, chị Nguyễn Thị Tuyết, công nhân KCN Giao Long (Bến Tre), phải nghỉ việc ở nhà chăm con cho chồng đi làm - Ảnh: Quang Vinh

Đi 7km để gửi con

Mới hơn 5g sáng, các khu nhà trọ gần KCN Giao Long, huyện Châu Thành (Bến Tre) đã sáng đèn. Nhiều cặp vợ chồng công nhân thức dậy sớm hối hả chuẩn bị đưa con đi gửi trước giờ vào ca. Chị Nguyễn Thị Hạnh kể ngày nào vợ chồng chị cũng phải đưa cậu con trai 3 tuổi đi nhà trẻ cách nhà trọ tới 7km rồi quay trở về nhà máy. Chị Hạnh than: “Đưa con đi gửi lúc trời còn sương lạnh nên cháu thường ho, sổ mũi và phải tốn tiền thuốc”.

Còn chị Đặng Thị Phương (công nhân Công ty FAS) cho biết chị đã đưa con đi các trường mẫu giáo từ KCN Giao Long trở ra ngoài 5km nhưng đều bị từ chối, nên chị phải đưa con về gửi cho mẹ chị ở huyện Giồng Trôm chăm giúp. Có lần con chị bị trượt chân té xuống ao, may mà cứu kịp. Từ đó đến giờ chị luôn có tâm trạng lo lắng khi nhớ lại chuyện cũ nên không an tâm làm việc.

Tại KCN Trà Nóc (TP Cần Thơ) cũng có rất nhiều công nhân gặp khó khăn về chỗ gửi con. Chị Nguyễn Thị Kim Thứ (Công ty Mê Kô) kể do trong KCN không có nhà trẻ nên sáng nào chị cũng đưa con tới Trường mẫu giáo tư thục Yến Linh cách nơi ở 4km để gửi. Có chỗ gửi con rồi cũng chưa thể yên tâm làm việc vì trường chỉ giữ trẻ đến 17g, trong khi chị thường xuyên tăng ca đến tối mịt mới về. Chồng chị làm thợ hồ, không thể nào về sớm đón con được nên phải nhờ cô giáo giữ cháu ngoài giờ...

Thực tế cho thấy các trường hợp công nhân có chỗ gửi con không nhiều bằng những trường hợp không tìm được chỗ gửi. Nhiều cặp vợ chồng công nhân phải chọn cách một người đi làm, một người ở nhà chăm sóc con. Anh Liệt ở cạnh KCN Giao Long kể vợ anh đi làm ở Công ty Bông Cúc, còn anh ở nhà giữ con gái 2 tuổi. Ở khu trọ này có không ít trường hợp giống như anh (nhưng thường là vợ ở nhà chăm con, chồng đi làm) nên thu nhập của gia đình bị giảm 3-4 triệu đồng/tháng.

Nhà ở cho công nhân còn thiếu nói chi nhà trẻ!

Ông Võ Thanh Hùng, giám đốc Khu chế xuất và công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ), cho biết trong khu vực này hiện có trên 33.000 công nhân. Thế nhưng nhà ở của công nhân còn chưa có nói gì đến nhà giữ trẻ. Các doanh nghiệp cũng thừa nhận do không có nhà giữ trẻ tập trung gần nơi làm việc đã khiến công nhân phải bỏ việc hoặc tạm gián đoạn làm việc trong thời gian con còn nhỏ.

Theo ông Huỳnh Văn Nuôi, trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Bến Tre, KCN Giao Long và KCN An Hiệp ở huyện Châu Thành có trên 13.000 công nhân. Đến nay hai khu này vẫn chưa có nhà giữ trẻ cho con em công nhân. Dự kiến đến năm 2013 tỉnh mới có thể triển khai xây dựng các dự án phúc lợi phục vụ KCN vì hiện nay tỉnh đang gặp khó khăn. Hiện tỉnh đã quy hoạch khu tái định cư rộng khoảng 50ha gần KCN Giao Long, trong đó có xây dựng nhà trẻ, trường mầm non. Ban quản lý các KCN cũng đã làm việc với các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động để khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhà giữ trẻ phù hợp với giờ giấc làm việc của công nhân.

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Châu Thành (Bến Tre), cho biết huyện đang thiếu giáo viên mầm non trầm trọng. Hiện nay các trường mầm non trong huyện đang nuôi giữ 3.500 trẻ là con em người dân địa phương, phổ biến ở lứa tuổi bắt buộc ra lớp là 5 tuổi. Con của công nhân tại các KCN rất đông nhưng chưa nắm được cụ thể bao nhiêu. Theo ông Phúc, các doanh nghiệp nên xây nhà giữ trẻ cho công nhân, ngành giáo dục sẽ hỗ trợ đào tạo, bố trí giáo viên.

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều người dân sống gần các KCN đã mở các điểm giữ trẻ là con công nhân nhưng họ không có “nghề”, không được cấp phép. Bà Trần Thị Hiền, có nhà ở mặt tiền đường Nguyễn Chí Thanh, Q. Bình Thủy (TP Cần Thơ), thường xuyên giữ 5-7 đứa trẻ từ 10 tháng trở lên cho công nhân làm việc ở KCN Trà Nóc từ sáu năm nay, thu tiền công 600.000-700.000 đồng/trẻ/tháng. “Tôi mong Phòng Giáo dục - đào tạo Q.Bình Thủy mở các lớp tập huấn nghiệp vụ và cấp giấy chứng chỉ hành nghề để tôi yên tâm mở rộng quy mô giữ trẻ, giúp chị em công nhân an tâm làm việc” - bà Hiền nói.

Xây nhà trẻ miễn phí cho con công nhân

Ông Nguyễn Văn Đạo, tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng (KCN Mỹ Tho, Tiền Giang), cho biết UBND tỉnh vừa thông báo sẽ giải quyết sớm các thủ tục đất đai để công ty tiến hành xây dựng thêm nhà tập thể cho công nhân và nhà trẻ cho con công nhân vào đầu năm 2012.

Theo dự án, trong sáu tháng đầu năm 2012, Công ty CP Gò Đàng sẽ khởi công xây dựng thêm 110 căn hộ cho công nhân và khu nhà trẻ quy mô 200 trẻ. Đầu quý 3-2012, nhà trẻ này sẽ đi vào hoạt động. Công ty sẽ thuê giáo viên giữ trẻ và miễn phí tiền công, tiền ăn..., chỉ thu tiền điện, nước. Còn chi nhánh của công ty tại KCN Giao Long (Bến Tre) cũng sẽ khởi công xây dựng 70 căn hộ cho công nhân, sau đó tiếp tục xây một khu nhà trẻ ở đây.

QUANG VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar