28/07/2022 14:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công nghiệp hóa tại Việt Nam cần vượt "bẫy" gia công lắp ráp

TIẾN LONG - THẢO LÊ
TIẾN LONG - THẢO LÊ

TTO - "Việt Nam cần tiên phong phát triển một số ngành công nghiệp mới dựa trên lợi thế quốc gia như con đường mà Nhật Bản, Hàn Quốc từng làm, hay chỉ dừng lại ở việc trở thành công xưởng của thế giới?".

Đó là vấn đề mà ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - đặt ra tại hội thảo khoa học "Chủ trương và chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Thành ủy TP.HCM và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 28-7.

Không để Việt Nam thành công xưởng lắp ráp

Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức quan trọng để đưa Việt Nam thành một nước phát triển có thu nhập cao.

Công nghiệp hóa tại Việt Nam cần vượt bẫy gia công lắp ráp - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - phát biểu tại hội thảo khoa học - Ảnh: HỮU HẠNH

Tuy nhiên thời gian qua, quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên, sử dụng nhiều lao động; gia công lắp ráp, nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Quy mô và năng lực của nền công nghiệp quốc gia trên thực tế còn nhỏ. Theo ông Thắng, nếu tiếp tục tình trạng này, Việt Nam sẽ không tránh khỏi nguy cơ trở thành nước gia công lắp ráp cho nước khác.

Bên cạnh đó Việt Nam xác định hội nhập chính là phương thức để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng việc thực hiện ra sao, "đi cùng với người khổng lồ như thế nào cho hiệu quả". Cơ chế chính sách hiện nay chưa ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài.

"Tôi từng chất vấn các doanh nghiệp nước ngoài, họ vào đây chỉ nghĩ đến chuyện kinh doanh ở Việt Nam lâu dài mà không nghĩ đến việc cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng lớn mạnh", ông Thắng nói.

Tình hình hiện nay là các bên phải phụ thuộc lẫn nhau để cùng có lợi, không phải cứ ưu đãi để thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến lấp đầy các khu công nghiệp trong khi doanh nghiệp Việt Nam không lớn lên được.

Ông đặt câu hỏi Việt Nam cần đi tiên phong phát triển một số ngành công nghiệp mới dựa trên lợi thế quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc từng làm, hay chỉ dừng lại ở việc trở thành công xưởng của thế giới.

"Nếu không cẩn thận, chúng ta trở thành nơi lắp ráp cho người khác. Giá trị gia tăng họ thu, còn mình chịu trách nhiệm gia công", ông Thắng nói.

Do đó Việt Nam cần vượt qua "bẫy" gia công lắp ráp. Các khu vực doanh nghiệp trong nước không chỉ chú trọng chế tạo linh kiện, mà phải nắm bắt cơ hội phát triển các dịch vụ tích hợp vào các sản phẩm cũng như các dịch vụ khác.

Bên cạnh đó chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần đặt trọng tâm vào phát triển khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, năng lực tự giải quyết vấn đề, hình thành kỹ năng số, làm việc nhóm, học tập liên tục thông qua Internet.

Phải sản xuất có tính tự chủ

Công nghiệp hóa tại Việt Nam cần vượt bẫy gia công lắp ráp - Ảnh 2.

Ông Trần Tuấn Anh - trưởng Ban Kinh tế Trung ương - phát biểu kết luận hội thảo - Ảnh: HỮU HẠNH

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Trần Tuấn Anh - trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho rằng các xu thế mới và biến động của thế giới đặt ra vấn đề cần phải thay đổi căn bản tư duy về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Qua các ý kiến, ông Trần Tuấn Anh cho rằng các đại biểu thống nhất mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ nhân dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng.

"Cần phải chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ", ông Tuấn Anh nói.

Bên cạnh đó Việt Nam cần ưu tiên phát triển doanh nghiệp công nghiệp trong nước lớn mạnh, đổi mới thu hút FDI theo hướng có chọn lọc, chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu về liên kết với doanh nghiệp trong nước.

Trong tiến trình đó, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò là nền tảng, động lực quan trọng hàng đầu; nguồn nhân lực chất lượng cao là những những nhân tố đột phá chiến lược.

Đến năm 2025, TP.HCM đầu tư cho khoa học công nghệ đạt trên 2% tổng chi ngân sách

TTO - Trong giai đoạn 2021-2025, ngành khoa học và công nghệ của TP.HCM tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ nhằm xây dựng thành phố thông minh, phục vụ chương trình chuyển đổi số…

TIẾN LONG - THẢO LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra liên quan đến sai phạm đất đai hoàn thành chậm nhất trong tháng 6-2025.

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Chiều 11-5, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An), tài xế lái máy múc bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar