17/02/2019 11:49 GMT+7

Công nghệ nhận diện tội phạm bằng vân tay sắp lỗi thời?

MINH HẢI (Theo Daily Mail)
MINH HẢI (Theo Daily Mail)

TTO - Dữ liệu để cảnh sát phát hiện tội phạm sẽ không chỉ là dấu vân tay nữa khi mà các nhà khoa học Anh đang phát triển công nghệ nhận diện bằng tĩnh mạch, hình xăm, sắc tố da bàn tay.

Công nghệ nhận diện tội phạm bằng vân tay sắp lỗi thời? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học cho biết công nghệ nhận diện mới có thể ứng dụng trong ngành an ninh, kiểm soát biên giới và hỗ trợ điều tra tội phạm có tổ chức ở cấp độ toàn cầu - Ảnh: Đại học Lancaster.

Trong một nỗ lực đảm bảo an ninh, hỗ trợ cảnh sát tìm kiếm tội phạm và không để kẻ xấu bị lọt lưới, các nhà khoa học thuộc đại học Lancaster (Anh) đang nghiên cứu một công nghệ bắt tội phạm bằng cách sử dụng hình ảnh bàn tay của họ.

Thông thường, phía cảnh sát thường lấy mẫu vân tay của kẻ tình nghi nhưng công nghệ sinh trắc học mới này là sự kết hợp của cả mẫu vân tay, nếp nhăn, sẹo, hình xăm và sắc tố da để xác định một cá nhân.

Giáo sư Dame Sue Black, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Bàn tay hiển thị nhiều sự khác biệt về mặt giải phẫu do di truyền, môi trường sống và các tai nạn. Mỗi người sẽ có bàn tay rất khác nhau nên công nghệ tổng hợp này sẽ xác định kẻ tình nghi chính xác nhất".  

Đây là lần đầu tiên công nghệ này được nghiên cứu phát triển đầy đủ. Các nhà giải phẫu học, nhà nhân chủng học, nhà di truyền học, nhà sinh học, nhà phân tích hình ảnh và nhà khoa học công nghệ đang hợp tác để tạo ra hệ thống nhận diện. Chương trình sẽ kết hợp nhiều yếu tố để có được đánh giá toàn diện về danh tính thực sự của kẻ tình nghi.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, chương trình này được coi là một sự thay đổi đáng kể và cần thiết trong khoa học và công nghệ. Sự thành công của nó sẽ giải quyết được vấn đề sai sót thông tin từ việc nhận diện bằng dấu vân tay hiện nay, đặc biệt trong các trường hợp ngón tay không đặt đúng vị trí hoặc độ phân giải hoặc ánh sáng trong hình ảnh không chuẩn.

Sáng kiến ​​này hiện nhận được gần 3 triệu USD phí tài trợ cùng khoảng 5.000 công dân toàn thế giới được kêu gọi làm tình nguyện viên để tạo ra một bộ dữ liệu cho chương trình.

Dự kiến chương trình được hoàn thành trong năm năm tới.  

TTO - Trước khi quyết định đeo một vòng đeo tay theo dõi sức khỏe thông minh hay một chiếc đồng hồ thông minh, người dùng cần nghĩ đến những rủi ro an ninh mới như lộ dữ liệu riêng tư cá nhân.

MINH HẢI (Theo Daily Mail)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar