17/03/2019 09:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công khai hay không danh tính 64 thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình?

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ ghi
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ ghi

TTO - Phụ huynh bỏ tiền mua điểm cho con phải xử lý nghiêm. Vậy các thí sinh được mẹ cha mua điểm nên xử lý thế nào để vừa có tính răn đe, vừa trả lại công bằng cho những thí sinh khác?

Công khai hay không danh tính 64 thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình? - Ảnh 1.

Liên quan vụ gian lận thi cử lộ ra 64 được sửa điểm ở Hòa Bình, đến nay ngành giáo dục vẫn giữ quan điểm không công bố danh tính vì “sợ tổn thương thí sinh”, rằng các em còn có cả một tương lai phía trước, rằng sai phạm này là của người lớn nên không xử lý thí sinh.

Nhưng không ít ý kiến lại cho rằng việc nâng điểm, có trường hợp nâng đến hơn 9 điểm/môn là "khủng khiếp", "động trời" và khó thể nói "thí sinh không hề hay biết...".

Vậy liệu có nên công khai danh tính các thí sinh được sửa điểm hay không? Các thí sinh gian lận điểm là người liên quan hay vô can? Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số góc nhìn của các chuyên gia, nhà giáo.

GS Lê Tuấn Hoa (nguyên viện trưởng Viện Toán học):

Không công khai nhưng cấm thi 1-2 năm

Công khai hay không danh tính 64 thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình? - Ảnh 2.

Tôi nghĩ có thể không cần công khai danh tính với toàn xã hội, vì thực tế ngay cả những người phạm tội không phải trường hợp nào cũng công khai. Tuy nhiên, về mặt pháp luật phải xử lý nghiêm túc.

Nhiều người lo lắng thí sinh còn cả tương lai phía trước nên cố gắng giữ gìn danh tính cho các em. Nhưng các bậc phụ huynh chủ động "gửi gắm" để can thiệp điểm cho con em mình không thể giấu kín, phải đưa ra tòa.

Với loại vi phạm này, phải xác định nâng nửa điểm, hay nâng đến 8-9 điểm thì tính chất cũng là vi phạm pháp luật, gian lận động trời. Không thể viện những trường hợp đơn giản nhất ví dụ như có thí sinh chỉ được nâng nửa điểm để xí xóa hay giảm nhẹ tội.

Tất nhiên, thực tế thì mức điểm nâng như đã được công bố rất lớn, có trường hợp nâng hơn 9 điểm/môn, nâng hơn 26 điểm cho tổ hợp 3 môn.

Vụ nâng điểm chưa từng có xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 không thể gói trong phạm vi gian lận thi cử, mà đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Những người trực tiếp gian lận thi cử được xác định là những người "cầm cân nảy mực" hay những phụ huynh "đóng tiền nâng điểm" đều phải xử lý nghiêm minh.

Bản thân thí sinh "được" gian lận thi cử cũng là "người có liên quan trong vụ việc". Giả sử nếu không phát hiện, không lôi ra ánh sáng thì chính những thí sinh này sau này sẽ ung dung trở thành công chức, viên chức hay đi làm ở các cơ quan, doanh nghiệp từ tấm bằng đại học mà ngay từ đầu vào đã gian lận. Nếu không xử triệt để, những người này leo cao, chui sâu thì rất nguy hại.

Thí sinh, dù thế nào đi nữa, cũng là "đối tượng liên quan" đến vi phạm này. Việc loại thí sinh khỏi trường đại học vừa để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật vừa đảm bảo công bằng với thí sinh khác.

Tuy nhiên, vì là "đối tượng liên quan" nên cũng cần phải xem xét để những thí sinh liên quan đến gian lận này phải bị cấm thi 1-2 năm để đảm bảo tính răn đe, cảnh báo nghiêm khắc.

Bởi vì xét đến cùng, một sự việc liên quan đến vi phạm pháp luật thì phải để pháp luật xử lý, không thể chỉ lấy quy chế thi ra để áp dụng rồi thấy khó xử lý được.

TS Lê Viết Khuyến (nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT):

Xét tính nhân văn

Công khai hay không danh tính 64 thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình? - Ảnh 3.

Việc công khai danh sách thí sinh nâng điểm cần thiết hay không còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Hiện nay, khi sai phạm mới xác định là ở người lớn thì trước hết phải xử người lớn cho thật nghiêm. Với học sinh, vẫn nên xét đến tính nhân văn, giáo dục lâu dài.

Dù việc nâng điểm quá khủng khiếp dễ dẫn đến nghi ngờ thí sinh không thể không liên quan, không thể không hay biết nhưng về pháp luật, chưa có chứng lý rõ ràng thì không thể kết tội các em được.

Tuy nhiên, với các phụ huynh bắt tay với cán bộ giáo dục để nâng điểm khống thì phải xử lý nghiêm. Những người đứng đầu các tỉnh có xảy ra vụ tiêu cực nghiêm trọng này cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và có biện pháp xử lý, chịu trách nhiệm nghiêm minh, xứng đáng.

Tuy nhiên, có tỉnh như Hà Giang, người đứng đầu tỉnh cũng có con nằm trong danh sách nâng điểm gian lận nhưng đến nay cũng không hề hấn hay phải chịu trách nhiệm gì. Điều này làm dư luận còn băn khoăn.

TS Nguyễn Tùng Lâm (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội):

Xác minh vô can hay không

Công khai hay không danh tính 64 thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình? - Ảnh 4.

Xem xét trên cơ sở pháp lý, bài thi bị những người khác can thiệp sau khi thí sinh đã nộp bài thì sẽ khó có thể xử lý kỷ luật với thí sinh như quy chế là hủy kết quả thi hay cấm thi 1-2 năm. Tuy nhiên, khi cơ quan công an vào cuộc, tôi nghĩ có thể xác minh được những trường hợp thí sinh vô can hay không vô can.

Ví dụ, những bài nộp giấy trắng nhưng đạt điểm cao hay bài được nâng lên đến 26,5 điểm thì nói thí sinh không biết mình được nâng điểm là vô lý. Vì vậy, nếu xác minh được thí sinh có liên quan thì cần chế tài để có tính giáo dục với những người trẻ khi bước vào kỳ thi tới, cũng để các em thí sinh có ý thức chịu trách nhiệm về việc mình làm.

Những trường hợp không xác minh được, theo tôi vẫn nên công bố danh sách, không có gì là phải kiêng kỵ.

Trong vụ xử lý gian lận thi cử này, ngoài việc xác minh hành vi, trả lại điểm gốc cho thí sinh, yêu cầu sở GD-ĐT và các trường đại học, học viện rà soát, xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển lại theo kết quả gốc. Một việc rất quan trọng khác theo tôi cần làm tới cùng là truy trách nhiệm của những người nhờ vả nâng điểm. Họ là ai?

Có người thực hiện hành vi gian lận thì phải có những người nhờ vả thực hiện hành vi gian lận. Nếu dùng tiền để cũng không thể chỉ bắt người nhận tiền chịu mà người đưa tiền cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là "điểm mờ" cần tiếp tục làm rõ.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp (hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội):

Cần công khai

Công khai hay không danh tính 64 thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình? - Ảnh 5.

Tôi cho rằng cần công khai những người đã giúp các thí sinh nhờ vả hoặc mua điểm là ai và những người này phải bị xử lý kỷ luật, tùy theo mức độ và quy định của pháp luật. Có như vậy mới đủ để cảnh báo, ngăn ngừa tiêu cực khác có thể nảy sinh.

Vụ gian lận thi cử năm trước tác động không nhỏ đến tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh. Vì thế tôi nghĩ những vụ gian lận nghiêm trọng xảy ra được điều tra rõ ràng nhưng không giải quyết thấu đáo đến cùng, yêu cầu những người liên đới chịu trách nhiệm thì kỷ cương của kỳ thi, của ngành giáo dục sẽ khó giữ.

Rất nhiều phụ huynh, học sinh Hà Nội đang có tâm lý mình kiểm soát nghiêm quá chỉ thiệt thòi cho con em mình trong khi nơi khác lơ là, làm sai cũng không sao cả.

Mới đây tổ chức thi tại trường, có học sinh mang điện thoại vào phòng thi, tôi yêu cầu cho 0 điểm. Học sinh và cha mẹ đều xin nhưng tôi không xử lý khác được vì nếu thương học sinh mà nhân nhượng, lần sau vi phạm sẽ lớn hơn.

Nhưng nhìn vào vụ gian lận thi cử năm 2018 ở các tỉnh phía Bắc thì thấy cho dù nhà trường có nhắc nhở thế nào nhưng giáo dục gia đình mới là gốc rễ và quan trọng hơn cả. Nếu bố mẹ dùng quyền, dùng tiền chạy điểm cho con thì học sinh sẽ không cần nỗ lực, cố gắng, sẽ làm quen với việc được nâng đỡ, làm quen với sự gian dối.

Xét lại tốt nghiệp THPT, kết quả tuyển sinh

Sau khi thông tin điều tra về vụ gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình được công bố, ông Mai Văn Trinh - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT - cho biết 140 bài thi của 64 thí sinh đã được xác nhận có can thiệp sửa điểm, trong đó bài thi tăng nhiều nhất là 9,25 điểm. Bài thi có tổng điểm ba môn thi được sửa tăng nhiều nhất là 26,45 điểm. Điều này cho thấy việc vi phạm rất nghiêm trọng.

Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT Hòa Bình cập nhật kết quả điểm chấm thẩm định, coi kết quả này là điểm chính thức của kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các trường đại học xem xét lại kết quả tuyển sinh đối với những thí sinh có liên quan.

Ông Trinh cho biết trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Công an để nỗ lực làm sáng tỏ cũng là để trả lại công bằng cho thí sinh cả nước.

TTO - Khi bỏ tiền ra mua điểm, phụ huynh biết rõ học lực con mình thua chúng bạn. Nhưng họ vẫn muốn con vào đại học, bắt con phải mặc một chiếc áo quá khổ.

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar