05/08/2022 09:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công chức nghỉ việc hàng loạt là hồi chuông báo động đúng lúc để 'thức tỉnh'?

CHINH PHẠM
CHINH PHẠM

TTO - Theo bạn đọc Chinh Phạm, con số gần chục ngàn người nghỉ việc khối y tế vừa bất thường, cũng vừa là chuyện bình thường nếu xét theo quan điểm thị trường. Có khi lại là hồi chuông báo động đúng thời điểm để khâu quản lý nhà nước "thức tỉnh".

Công chức nghỉ việc hàng loạt là hồi chuông báo động đúng lúc để thức tỉnh? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến này gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Cách đây hơn 3 năm, tôi có dịp tham gia một hội thảo lớn về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy tụ hầu hết các doanh nghiệp làm dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu cả nước. Một trong những dự báo gây chú ý nhất chính là: sẽ nở rộ nhu cầu chuyển dịch nhân lực giữa khu vực công và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, trong đó y tế sẽ là mảng sôi động đặc biệt.

Và, đến nay dự báo này đã thành hiện thực.

Còn nhớ, trước đó chưa lâu, một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bệnh viện đã gây tiếng vang trong ngành khi thuê một công ty tư vấn phát triển nguồn nhân lực thiết kế quy trình tuyển dụng, đào tạo, thiết kế chính sách đãi ngộ theo cơ chế thị trường.

Bác sỹ lương cơ bản nghìn đô, y tá điều dưỡng có mức thu nhập gấp đôi, gấp ba so với khu vực nhà nước. Tin tức này lập tức thiết lập một "chuẩn mới" về lương + đãi ngộ khi muốn thu hút nhân sự giỏi ngành y tế trên thị trường thời điểm đó, tạo xu hướng dịch chuyển nhân sự cho đến hôm nay.

Và cũng từ đó, dịch vụ săn lùng nhân sự y tế chất lượng cao trở thành một mảng mới nhiều tiềm năng cho các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp trong và ngoài nước, điều mà trước đó một hai năm ít ai nghĩ đến.

Nhiều doanh nghiệp đã có chuyên viên dịch vụ nhân sự riêng được đào tạo kiến thức cơ bản về ngành y để có thể giúp khách hàng tìm kiếm các ứng viên phù hợp, chất lượng cao từ bác sỹ, y tá đến quản trị bệnh viện.

Với những ai hiểu về ngành y, khi nhìn vào con số cả ngành y bác sỹ, điều dưỡng bỏ khối công chuyển sang tư nhân thì sẽ không bất ngờ vì đó là chuyện đã được dự báo trước, một quy luật tất yếu của thị trường lao động.

Đứng trên quan điểm người lao động

Trong một thị trường đã rất mở hiện nay, họ hoàn toàn được quyền chọn nơi làm việc đảm bảo được trả công xứng đang so với chuyên môn và sức lao động bỏ ra. Họ còn có gia đình phải chăm lo.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo trên, một vị lãnh đạo bệnh viện lớn đã đưa ra ví dụ: tại bệnh viện nhà nước, một bác sỹ chuyên môn giỏi, thực hiện một ca cắt amidan, sau khi thực hiện hết các bước sẽ nhận được số tiền công là…30.000 đồng. Trong khi đó tại một bệnh viện tư, con số này sẽ từ 200 - 300 ngàn, gấp 10 lần.

Hay một bác sỹ trực phòng cấp cứu, phụ cấp một đêm trực không đủ bù chi phí xăng xe, ăn một tô phở trong khi tính chất công việc cực kỳ căng thẳng.

Với thực trạng như vậy, người giỏi nếu có ở lại thì cũng để trau dồi chuyên môn, sau đó họ sẽ tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Dựa theo quan điểm người lao động, đó là chuyện công bằng và bình thường như ở tất cả các ngành nghề khác.

Về phương diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Y tế rồi cũng giống như bao ngành nghề khác, sẽ phải vận hành theo cơ chế thị trường. Khối y tế tư nhân họ xác định đúng khách hàng mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân, họ có lợi nhuận là tái đầu tư vào trang thiết bị, nhân sự.

Sự năng động và khả năng đáp ứng đúng nhu cầu thị trường giúp họ đủ nguồn lực thu hút người giỏi, cạnh tranh nhân sự với khối công. Đây cũng là chuyện hết sức bình thường, chỉ có tăng chứ không giảm. Khối công chỉ có một cách duy nhất là tìm cách giữ người chứ không thể hi vọng tư nhân giảm sự cạnh tranh được.

Khía cạnh quản lý nhà nước

Thực tế không hẳn là do trực thuộc nhà nước nên y tế công không làm được những điều khối tư nhân năng động đã và đang thực hiện, với khoảng cách rất xa (nếu không muốn dùng từ lạc hậu). Vấn đề ở đây chính là cơ chế quản lý đã quá cũ kỹ, hoàn toàn không phù hợp với tình hình mới.

Thực tế phát triển y tế tại nhiều quốc gia khác, do y tế là ngành đặc thù, phục vụ nhân dân, cho nên nhiều nước vẫn duy trì phương thức "quốc doanh" tuy nhiên sự khác biệt là ở chỗ: ban hành chính sách phù hợp, thông thoáng tạo sân chơi bình đẳng, công bằng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần tham gia.

Sự quản lý nhà nước của họ chặt chẽ nhưng không can thiệp sâu vào quản trị & điều hành, tạo điều kiện cho khối công có không gian phát triển, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Trong khi tại Việt Nam hiện nay, đang tồn tại một thứ cơ chế "ngược": quản lý nhà nước theo ngành thì lỏng lẻo, nhưng quy định bên dưới lại can thiệp quá mức vào hoạt động từng đơn vị. Đến mức các bệnh viện rơi vào trạng thái: làm đúng (theo cơ chế thị trường) vẫn có thể sai và bị quy trách nhiệm.

Đến thời điểm này, chưa ai dám đứng ra tháo gỡ cái cơ chế nặng nề, lạc hậu, đầy mệnh lệnh hành chính đang tồn tại của ngành y tế.

Nói như vậy mới thấy con số gần chục ngàn người nghỉ việc khối y tế công vừa bất thường, cũng vừa là chuyện bình thường nếu xét theo quan điểm thị trường. Có khi lại là hồi chuông báo động vang lên đúng thời điểm để khâu quản lý nhà nước phải "thức tỉnh" và hành động mạnh mẽ.

Việt Nam thực tế không thiếu thuốc, không thiếu bác sỹ mà chỉ thiếu ở những chỗ đang đóng cửa với cơ chế thị trường mà thôi.

Theo bạn, ngoài nguyên nhân lương không đủ sống, chế độ ưu đãi không cao, còn lý do nào khác khiến hàng loạt cán bộ, viên chức nhà nước xin nghỉ việc hàng loạt?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: [email protected][email protected]. Cảm ơn bạn!

Gần 9.000 nhân viên y tế cả nước nghỉ việc, ngành y TP.HCM gặp vướng mắc về kinh phí chống dịch

TTO - Dù dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM đã được kiểm soát tốt nhưng ngành y tế vẫn đang gặp phải các khó khăn, vướng mắc tồn đọng về kinh phí phòng chống dịch chưa thể giải quyết. Gần 9.000 nhân viên y tế cả nước nghỉ việc 6 tháng đầu năm 2022.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Vụ Hòa sử dụng roi điện tự chế chích điện vào bà T. ở Phú Quốc nghi do ghen tuông, công an thông báo tìm người liên quan để xác minh, làm rõ.

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Từ nay đến hết tháng 5-2025, Bộ Công an triển khai thí điểm sang tên xe trên Cổng dịch vụ công tại TP.HCM khi mua bán.

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Một gia đình mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang. Hơn 2 tháng sau thì xảy ra tai nạn điện dẫn đến chết người nhưng đến nay sau hơn 2 năm, người thân vẫn gian nan đi đòi tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Chi tiết dự kiến về quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập theo hồ sơ đề án được Bộ Nội vụ xây dựng.

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

Trước đề xuất phân cấp UBND cấp tỉnh lựa chọn địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, tiến tới điều chỉnh lương, doanh nghiệp nói gì?

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar