04/11/2013 15:50 GMT+7

Công bố "Tuyên ngôn của sự thật" của Edward Snowden

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Der Spiegel ngày 3-11 đăng tải một bức thư viết tay của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, trong đó chỉ rõ Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và cơ quan đồng cấp tại Anh là một trong những “tội phạm tồi tệ nhất” trong chương trình gián điệp hàng loạt.

Phóng to
Người dân Đức biểu tình ủng hộ Edward Snowden và binh nhất Bradley Manning - Ảnh: AFP

Bức thư với tựa đề “Tuyên ngôn của sự thật” tố cáo NSA và Trụ sở Truyền thông Chính phủ Anh (GCHQ) theo dõi các dữ liệu truyền thông của một số nhà lãnh đạo trên thế giới.

“Thế giới đã học được rất nhiều trong thời gian ngắn về các cơ quan an ninh hoạt động thiếu trách nhiệm và các chương trình giám sát phi pháp. Đôi khi các cơ quan này tránh để bị kiểm soát”, Snowden viết.

Trong thư, như CNN đưa tin, Snowden khẳng định công chúng thế giới không thể quên rằng do thám hàng loạt là một vấn đề của toàn cầu và cần một giải pháp mang tính toàn cầu.

Thông qua các tài liệu mật từ Edward Snowden, mới đây báo Der Spiegel cáo buộc Mỹ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Một vài tờ báo khác cũng cáo buộc NSA đã nghe lén công dân Tây Ban Nha và Pháp.

Theo CNN, Nhà Trắng hiện chưa có bất kỳ phát biểu nào về lá thư viết tay cùng lời cáo buộc của Snowden.

Tuyên ngôn của sự thật

“Trong một thời gian rất ngắn, thế giới đã học được nhiều về các cơ quan an ninh vô trách nhiệm và về các chương trình giám sát bất hợp pháp. Thậm chí thỉnh thoảng các cơ quan này cố tình che giấu việc giám sát của họ đối với các quan chức cấp cao hoặc cộng đồng. Trong khi NSA và GCHQ là những người phạm tội tồi tệ nhất – đây là những gì tài liệu hiện có cho thấy – chúng ta phải không được phép quên rằng giám sát hàng loạt là một vấn đề toàn cầu cần một giải pháp toàn cầu.

Những chương trình như vậy không chỉ đe dọa sự riêng tư, chúng còn đe dọa tự do ngôn luận và xã hội cởi mở. Sự tồn tại của công nghệ gián điệp không nên xác định chính sách. Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức để đảm bảo rằng pháp luật và giá trị của chúng ta giới hạn các chương trình giám sát và bảo vệ nhân quyền.

Xã hội chỉ có thể hiểu và kiểm soát những vấn đề này thông qua một cuộc tranh luận thông tin mở và tôn trọng. Lúc đầu, một số chính phủ cảm thấy lúng túng khi chương trình giám sát hàng loạt phơi bày trước cuộc tranh luận này. Họ đe dọa các nhà báo và tội phạm hóa việc xuất bản sự thật. Về điểm này, công chúng vẫn chưa thể đánh giá các lợi ích từ sự phơi bày này. Họ dựa vào chính phủ của họ để xác định đúng sai.

Ngày nay chúng ta đều biết rằng đây là một sai lầm và rằng hành động đó không phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Cuộc tranh luận mà họ muốn ngăn cản sẽ diễn ra ngay bây giờ tại các quốc gia trên khắp thế giới. Và thay vì làm hại, lợi ích xã hội của kiến thức cộng đồng mới này rất rõ ràng, kể từ bây giờ cải cách được đề xuất theo hình thức gia tăng giám sát và luật pháp mới.

Công dân phải đấu tranh với việc ngăn chặn thông tin về các vấn đề có tầm quan trọng sống còn trong cộng đồng. Nói lên sự thật không phải là một tội ác”.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cựu giám đốc FBI bị điều tra vì đăng con số '86 47' bị cho là hàm ý đe dọa ông Trump

Cựu giám đốc FBI James Comey vấp phải chỉ trích từ các thành viên Đảng Cộng hòa với bức hình xếp những chiếc vỏ sò thành con số “86 47”.

Cựu giám đốc FBI bị điều tra vì đăng con số '86 47' bị cho là hàm ý đe dọa ông Trump

UAE ký loạt thỏa thuận trị giá 200 tỉ USD với Mỹ, cam kết đầu tư 1.400 tỉ USD

Ngày 15-5, Mỹ và UAE đã ký kết các thỏa thuận mới với tổng giá trị hơn 200 tỉ USD, trong chuyến công du của Tổng thống Donald Trump.

UAE ký loạt thỏa thuận trị giá 200 tỉ USD với Mỹ, cam kết đầu tư 1.400 tỉ USD

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Ngày 15-5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông không mấy hy vọng sẽ có bước đột phá trong đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 cho đến khi ông Trump và ông Putin gặp mặt trực tiếp.

Ngoại trưởng Rubio: Đàm phán Nga - Ukraine hôm nay có thể không có đột phá

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Anh, Đức hợp tác phát triển tên lửa để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ; Ông Trump: Mỹ tiến ‘rất gần’ đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tin tức thế giới 16-5: Đàm phán Nga - Ukraine chưa có tiến triển; Anh muốn gây áp lực lên ông Putin

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ông Trump nói sẽ 'lấy' Dải Gaza và biến vùng đất này thành 'khu vực tự do'. Hamas đáp rằng Gaza không phải để bán.

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin

Ông Zelensky đã quyết định sẽ cử đoàn Ukraine tới Istanbul, nói rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán kỹ thuật này.

Ukraine cử đoàn đàm phán đến Istanbul, ông Zelensky mong đạt thỏa thuận, không cần có ông Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar