02/09/2023 15:56 GMT+7

Công bố quốc tế của Việt Nam cao hơn công bố khoa học trong nước

Trong số 10 tổ chức của Việt Nam có công bố quốc tế cao nhất năm 2022 thì có tới 9 cơ sở giáo dục đại học.

Các nghiên cứu viên làm việc tại phòng thí nghiệm Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Các nghiên cứu viên làm việc tại phòng thí nghiệm Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Công bố quốc tế hằng năm đều đạt trên 18.000 bài

Theo ông Trịnh Xuân Hiếu - vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo - năm học 2022-2023, hoạt động khoa học, công nghệ trong hệ thống giáo dục đại học tiếp tục có bước phát triển ổn định theo định hướng và đạt nhiều kết quả.

Năm qua, Đại học Quốc gia TP.HCM có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất cả nước với 2.248 bài báo khoa học. Trong top 10 có sự góp mặt của các tên tuổi quen thuộc như Trường đại học Tôn Đức Thắng và hai trường ngoài công lập là Trường đại học Duy Tân và Trường đại học Nguyễn Tất Thành.

“Trong số 10 tổ chức khoa học có công bố quốc tế cao nhất năm 2022 thì có tới chín cơ sở giáo dục đại học. Điều này thể hiện ưu thế vượt trội của cơ sở giáo dục đại học trong công bố quốc tế”, ông Hiếu nhận định.

10 tổ chức Việt Nam có công bố quốc tế cao nhất năm 2022 - Nguồn: Cơ sở dữ liệu Scopus của Nhà xuất bản Elsevier

10 tổ chức Việt Nam có công bố quốc tế cao nhất năm 2022 - Nguồn: Cơ sở dữ liệu Scopus của Nhà xuất bản Elsevier

Theo kết quả tổng hợp từ cơ sở dữ liệu Scopus của Nhà xuất bản Elsevier, trong giai đoạn 2018-2022 Việt Nam có 76.672 công bố, trong đó kể từ năm 2020 đến nay số lượng công bố hàng năm đều đạt trên 18.000 bài.

Năm 2022, các bài báo của Việt Nam công bố trên các tạp chí quốc tế được phân loại theo 27 lĩnh vực chuyên ngành từ 4 lĩnh vực lớn theo phân loại của Scopus: khoa học vật lý, khoa học sức khỏe, khoa học xã hội và khoa học đời sống.

Trong đó, 10 lĩnh vực chuyên ngành chiếm phần lớn nghiên cứu là: kỹ thuật, khoa học máy tính, toán học, vật lý và thiên văn, khoa học môi trường, y học, khoa học vật liệu, hóa học, khoa học nông nghiệp và sinh học.

Công bố quốc tế của Việt Nam cao hơn công bố khoa học trong nước - Ảnh 3.

Công bố trên các tạp chí quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2018-2022

Công bố quốc tế tăng chậm lại

Theo cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học công nghệ, tổng hợp từ 236 tạp chí trong tổng số 334 tạp chí khoa học trong nước cho thấy năm 2022 đã có 15.075 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí trong nước.

Trong đó, chiếm phần lớn là các nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội với 7.857 bài báo, kế đến là khoa học y, dược với 3.226 bài báo, thấp nhất là lĩnh vực khoa học tự nhiên, với 819 bài báo.

Đáng chú ý, tuy số lượng công bố khoa học trong nước tăng mạnh trong ba năm gần đây nhưng công bố khoa học quốc tế đang tăng chậm lại.

Vụ trưởng Trịnh Xuân Hiếu nhận định: “So với công bố quốc tế thì công bố trong nước ít hơn rất nhiều. Trong các năm qua, hệ thống giáo dục đại học luôn có vai trò chủ đạo về công bố khoa học trong và ngoài nước, đã đóng góp khoảng 70% công bố quốc tế trong danh mục WoS và khoảng 90% trong danh mục Scopus, hơn 50% công bố trên các tạp chí uy tín quốc gia”.

Trong khi đó, nhiều nhà khoa học cho rằng thực trạng công bố quốc tế đã tăng chậm lại do có tác động từ chính sách của các trường đại học. Trong đó có việc siết lại chất lượng công bố từ những phản ánh của dư luận về tình trạng đăng bài báo trên các tạp chí mạo danh, tạp chí săn mồi, bài báo dỏm và “tệ nạn” mua bán bài báo quốc tế... 

Định hướng nội dung hoạt động khoa học công nghệ trong năm học tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường đại học ban hành bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong các hoạt động khoa học công nghệ, bảo đảm nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và theo thông lệ quốc tế.

Thống kê từ dữ liệu cơ sở dữ liệu Scopus cho thấy, từ năm 2018 đến nay, Việt Nam vẫn đang đứng thứ 5 về công bố quốc tế trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á.

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Scopus của Nhà xuất bản Elsevier

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Scopus của Nhà xuất bản Elsevier

Bài báo quốc tế bị gỡ, tác giả Việt Nam nói gì?

'Tôi là giáo viên hướng dẫn, đưa ra ý tưởng, tìm kinh phí... Tên bài báo, nội dung, tính mới của cả hai bài là khác nhau', PGS.TS Bùi Xuân Thành khẳng định.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar