16/09/2013 04:32 GMT+7

Con tôi giúp bạn

TRỊNH MINH GIANG (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
TRỊNH MINH GIANG (Q.Thủ Đức, TP.HCM)

TT - Năm học lớp 3, con gái tôi được cô giáo giao cho nhiệm vụ kèm một bạn nam học hơi yếu. Nghe con kể, tôi hơi băn khoăn, vì sức học con tôi tuy khá nhưng hay chủ quan, ít tập trung...

Tôi dặn con là phải chú ý bài vở cho kỹ, đừng vì lo cho bạn mà không làm tốt phần bài của mình, cũng đừng vì lo bài của mình mà không giúp bạn... Được vài tuần, tôi hỏi dò thì con tôi bảo: “Bạn đó học dốt quá ba à! Con chỉ hoài mà bạn cũng không hiểu, còn giận con nữa!”. Tôi nghiêm mặt phê bình: “Con không được nói với bạn như thế. Mỗi bạn có một năng lực riêng, con tuy học tốt nhiều môn hơn bạn nhưng có thể môn nhạc, họa hay vi tính bạn lại hơn con thì sao? Con chỉ bạn cũng phải lịch sự, tôn trọng bạn, chứ con nạt nộ thì sao bạn nghe được?”. Con gái gãi đầu, ra chiều biết lỗi và hiểu ý...

Hôm họp phụ huynh đầu học kỳ II, tôi đem chuyện con tôi được phân công giúp bạn nói riêng với cô giáo. Không ngờ cô khen ngay: “Bé ngoan lắm anh à! Chỉ bài cho bạn rất tận tình. Kết quả kiểm tra học kỳ I em đó tiến bộ rõ rệt. Mà bé nhà mình cũng hay lắm nghen, chỉ bài thì chỉ nhưng nhất định không cho coi đáp án, lần nào kiểm tra em cũng để ý thấy vậy!”. Tôi cảm ơn cô giáo đã tin tưởng con tôi và cũng dặn thêm: “Con bé hay lơ là, cô chú ý giùm. Đừng vì được phân công giúp bạn mà ỷ lại, chủ quan...”. Cô giáo nói sẽ quan tâm thêm. Đến cuối năm học, trong lần họp phụ huynh cuối, tôi lại hỏi việc đó với cô giáo thì cô vẫn dành cho con tôi những lời khen ngợi... Tôi cũng thấy vui.

Từ việc này tôi nghĩ rằng các giáo viên nên xem xét năng lực, điều kiện cụ thể mà có thể phân công các bạn học khá giúp bạn học chưa khá, hình thành “đôi bạn học tốt”, “nhóm học tốt”... Việc giúp đỡ đó có lợi cho bạn được giúp, bạn giúp và cho giáo viên nữa. “Học thầy không tày học bạn” là thế, việc giúp đỡ nhau sẽ tạo ra động lực học tập tốt hơn cho học sinh, đồng thời xây dựng tinh thần trách nhiệm, gắn kết lẫn nhau, lâu dài hình thành nên ý thức trách nhiệm đối với tập thể, với cộng đồng, tránh tình trạng ai biết nấy. Quá trình đó cần chú ý thái độ, cách ứng xử giữa các bên, chẳng hạn bạn được phân công có tỏ ra “ta đây” không, có nhiệt tình giúp bạn không, có phương pháp giúp hiệu quả không, có thuyết phục được bạn không... Còn với bạn được giúp, có vì “mắc cỡ” mà học tốt hơn không, có hứng thú với việc được bạn chỉ bài không, có tập trung và tiến bộ hơn không... Nếu phát sinh những vấn đề bất ổn cần được điều chỉnh ngay. Việc này hẳn sẽ tác động đến khả năng hình thành nhân cách, thái độ sống của trẻ. Vì vậy, các giáo viên nên quan tâm nhiều hơn đến điều này trong quá trình giảng dạy, làm chủ nhiệm...

TRỊNH MINH GIANG (Q.Thủ Đức, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar