01/06/2022 13:32 GMT+7

Con người phải hợp nhất với robot nếu muốn sống trên sao Hỏa?

MINH HẢI (Theo Science Times)
MINH HẢI (Theo Science Times)

TTO - Sao Hỏa có môi trường sống rất khắc nghiệt. Để vượt qua những khó khăn về trọng lực, khí hậu, nước uống và tồn tại được trên sao Hỏa, một giải pháp được đưa ra là biến con người thành 'nửa người nửa robot'.

Con người phải hợp nhất với robot nếu muốn sống trên sao Hỏa? - Ảnh 1.

Nếu biến con người thành "nửa người nửa máy" có thể giải quyết được nhiều thách thức phải đối mặt khi sống trên sao Hỏa, theo nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh Lord Martin Rees - Ảnh: Shutterstock

Sao Hỏa - hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời - được các nhà khoa học NASA và SpaceX dày công nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua, mục tiêu biến nơi đây thành một Trái đất thứ 2 trong tương lai.

Nhưng vượt qua không gian để chạm vào bề mặt sao Hỏa là một chuyện, vượt qua khó khăn để sống được trên hành tinh Đỏ lại là một thách thức lớn khác.

Theo ông Lord Martin Rees - nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh, để vượt qua những khó khăn về trọng lực, khí hậu, nước uống và tồn tại được trên sao Hỏa, một giải pháp được đưa ra là biến con người thành "nửa người nửa robot".

Việc biến con người thành "nửa người nửa robot" liên quan đến những vấn đề khó khăn mà con người phải đối mặt khi sống trên sao Hỏa. 

Trước hết là vấn đề làm sao để sống sót trong môi trường không trọng lực. 

Các nghiên cứu của NASA trước đây đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi từ trường trọng lực này sang trường trọng lực khác có thể ảnh hưởng đến định hướng không gian, sự phối hợp giữa mắt và não bộ, sự cân bằng và khả năng vận động.

Con người phải hợp nhất với robot nếu muốn sống trên sao Hỏa? - Ảnh 2.

Sao Hỏa là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học vũ trụ, với mục tiêu biến nơi này thành Trái đất thứ 2 - Ảnh: Getty

Các phi hành gia cũng trải qua những thay đổi xương và cơ trong không gian. Máu trong cơ thể di chuyển lên đầu theo hướng vi trọng lực, có thể gây áp lực lên mắt và gây ra các vấn đề về thị lực.

Nếu các biện pháp phòng ngừa hoặc đối phó không được thực hiện, phi hành gia có thể bị tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận do mất nước và tăng bài tiết canxi từ xương của họ.

NASA đang xem xét một số cách để giữ cho các phi hành gia khỏe mạnh trong các sứ mệnh tới sao Hỏa, bao gồm các thiết bị trọng lực nhân tạo và bệ rung để giúp tái tạo xương và cơ. 

Việc trở thành người máy có thể có lợi trong việc giúp chống lại tác động của vi trọng lực lên cơ thể con người. Chẳng hạn như con người có thể được gắn lá phổi bằng sắt hoặc thép dưới da để bảo vệ các cơ quan mềm của chúng ta và giúp chúng ta đàn hồi hơn dưới tác động của vi trọng lực.

Tiếp theo là vấn đề thích nghi với khí hậu sao Hỏa. 

Trên hành tinh Đỏ, nhiệt độ có thể xuống thấp tới -128°C. Nhiệt độ thấp nhất trên Trái đất là -88°C. NASA đã thiết kế được những trang phục chuyên dụng, giúp nhà khoa học chịu được nhiệt độ lạnh - 156°C và mức nhiệt nóng tới 121°C. Nhưng nếu "người robot" có thể có công nghệ tương tự được cấy vào cơ thể thì chi phí rẻ hơn và ít tiêu tốn vật dụng cũng như diện tích trên tàu vũ trụ hơn.

Vấn đề hô hấp và ăn uống trên sao Hỏa cũng sẽ được giải quyết nếu con người trở thành robot.

Bầu khí quyển của sao Hỏa cực kỳ mỏng và chủ yếu là carbon dioxide, chiếm 96% không khí. Đối với con người trên Trái đất, đó là một loại khí độc ở nồng độ cao. Điều này có nghĩa là nếu một người cố gắng hít thở trên sao Hỏa mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, họ sẽ ngay lập tức bị chết ngạt.

Bộ đồ vũ trụ của NASA hiện nay được trang bị hệ thống lọc khí để đảm bảo điều này không xảy ra. Nhưng cũng giống như việc sống sót qua nhiệt độ lạnh giá, trở thành một người máy với các hệ thống máy móc lọc khí bên dưới lớp da có thể giúp các phi hành gia thở dễ dàng hơn trên sao Hỏa mà không cần sự trợ giúp.

Ngoài ra, người robot sẽ ít phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng từ lương thực thực phẩm. Điều này đặc biệt ý nghĩa vì sao Hỏa không có nước, khí hậu khắc nghiệt không thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực vũ trụ học và vật lý thiên văn, ông Lord Martin Rees cho biết rằng việc hợp nhất con người và robot không phải là ý tưởng điên rồ, mà hoàn toàn là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp con người tồn tại trên sao Hỏa.

Những nhà thám hiểm sao Hỏa sẽ sử dụng các thiết bị kỹ thuật cấy ghép trong cơ thể để điều chỉnh bản thân. Họ có thể biến thành một "loài hoàn toàn khác trong vòng hai thế hệ sống trên sao Hỏa".

Và nếu một ngày nào đó con người có thể biến mình thành robot, chúng ta sẽ trở thành gần như bất tử. Khi đó, con người sẽ có thể thực hiện một chuyến du hành giữa các vì sao có khoảng cách xa hơn và ngủ đông hàng thiên niên kỷ.

Phát hiện 'cánh cửa huyền bí' như cửa nhà người ngoài hành tinh trên sao Hỏa

TTO - Chiếc xe tự hành nổi tiếng Curiosity của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chụp được một hình ảnh khá thú vị trên sao Hỏa: một cánh cửa được chạm khắc hoàn hảo, giống như cửa vào nhà của người ngoài hành tinh.

MINH HẢI (Theo Science Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar