08/10/2020 12:26 GMT+7

Con người đã có thể điều khiển giấc mơ theo ý muốn

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Bằng một kỹ thuật tiên tiến mới nhất, mỗi lúc trước khi ngủ, con người có thể ‘xây dựng’ giấc mơ theo mong muốn của mình và chìm vào giấc ngủ để sống trong giấc mơ ấy.

Con người đã có thể điều khiển giấc mơ theo ý muốn - Ảnh 1.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy giấc mơ có liên quan đến việc xử lý chấn thương tâm lý, hiệu suất sáng tạo hoặc cảm xúc vào ban ngày - Ảnh: DISCOVERY

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) sử dụng thiết bị Dormio và áp dụng kỹ thuật tiên tiến được gọi là "ấp ủ ước mơ có mục tiêu" (TDI) để đạt được mong muốn ngủ mơ theo ý thích.

TDI sử dụng trong giai đoạn ngủ sớm (Hypnagogia) để định hình một cách có ý thức những gì người ngủ sẽ mơ về.

Hypnagogia - giai đoạn ngủ sớm nhất - là giai đoạn con người chớm ngủ nhưng vẫn có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài.

Thiết bị kỹ thuật này được ghi âm sẵn các lời nhắc, ví dụ "Hãy nghĩ đến thời gian ở trường đại học", "Hãy nhớ về ngôi nhà cũ", sau đó sẽ phát lại những lời gợi ý đó vào một thời điểm thích hợp trong quá trình ngủ.

Kỹ thuật này được kết hợp cùng thiết bị theo dõi giấc ngủ đeo tay, phát hiện được thay đổi nhịp tim của người đeo, điện tích trên da, chuyển động của ngón tay, và nhờ đó các nhà khoa học có thể biết khi nào là thời điểm thích hợp để bật phát âm thanh gợi ý đó.

Theo nhà nghiên cứu Adam Haar Horowitz, hơn 2/3 số người tham gia thử nghiệm báo cáo kết quả rằng họ đã mơ về giấc mơ giống như âm thanh từ thiết bị phát ra.

Mặc dù kết quả thí nghiệm tốt nhưng các nhà khoa học cho biết thiết bị và kỹ thuật điều khiển giấc mơ sẽ không được sử dụng với mục đích thương mại mà chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học - y học.

Lý do là bởi các nghiên cứu khoa học từ trước đến nay đều đưa kết luận rằng giấc mơ khác nhau có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc xử lý chấn thương tâm lý, hiệu suất sáng tạo hoặc cảm xúc vào ban ngày, nhưng chúng ta vẫn đang thiếu bằng chứng khoa học vững chắc về tác động nhân quả của việc thao túng giấc mơ có mục đích.

Nhiều khía cạnh liên quan đến tâm sinh lý của con người và ảnh hưởng của việc thao túng giấc mơ vẫn chưa được khoa học làm rõ.

Trong lĩnh vực khoa học và y học cũng như tâm lý xã hội, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts tin rằng kỹ thuật này có thể sẽ mở ra con đường mới cho nghiên cứu giấc ngủ.

Có một phương pháp để kiểm soát giấc mơ có nghĩa là bây giờ chúng ta có thể thực hiện các thí nghiệm tốt hơn về cách giấc mơ ảnh hưởng đến cảm xúc, sự sáng tạo, trí nhớ, bệnh tật và hơn thế nữa.

Những công trình 'để đời' nhờ giấc mơ

TTO - Giấc mơ luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa có lời giải, trong đó không ít giấc mơ dường như liên quan đến tương lai.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar