27/04/2022 14:04 GMT+7

Con người có thể ngủ đông để du hành trong không gian?

MINH HẢI (Theo Physiology)
MINH HẢI (Theo Physiology)

TTO - Trong phim viễn tưởng, khán giả thấy các phi hành gia được đưa vào trạng thái ngủ đông, sau đó cùng tàu vũ trụ du hành qua không gian để đến một hành tinh xa xôi nào đó. Điều đó có thể xảy ra trên thực tế?

Con người có thể ngủ đông để du hành trong không gian? - Ảnh 1.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến cho việc đi du lịch vòng quanh Trái đất trở nên dễ dàng hơn và dường như trở thành không đủ. Con người ngày càng khát khao khám phá vũ trụ - Ảnh: Đại học Austral de Chile

Mỗi năm, hàng triệu, thậm chí là hàng tỉ USD, được dành cho việc nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và cách để chúng ta đặt chân đến một hành tinh xa xôi nào đó.

Đó không phải là mong muốn viển vông. Việc con người đặt chân được đến Mặt trăng, chế tạo được những thiết bị máy móc hiện đại như tàu vũ trụ để khám phá sao Hỏa cho thấy những thành tựu trong tiến trình khám phá và chinh phục vũ trụ của chúng ta.

Một trong những phương thức quen thuộc trong các phim khoa học viễn tưởng để con người di chuyển vào không gian đến một hành tinh khác là "đưa cơ thể về chế độ ngủ đông". Phi hành gia sẽ bước vào trong một thiết bị giống như kén. Sau đó nhờ các kỹ thuật khoa học, cơ thể liền "ngủ" một mạch vài tháng đến vài năm. Khi tàu đáp xuống hành tinh mới, phi hành gia sẽ tỉnh dậy.

Tuy nhiên điều gì cũng phải nhìn vào thực tế. Các nhà khoa học tại Chile khẳng định rằng đó chỉ là ảo mộng viển vông, chỉ có trong phim.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Austral de Chile (Chile) thực hiện nghiên cứu xem liệu con người có thể ngủ đông như gấu hay không. 

Ở những động vật có vú, chẳng hạn như dơi, một số loài thú có túi và động vật gặm nhấm, ngủ đông tự nhiên có thể tiêu thụ năng lượng và giảm 98% năng lượng so với mức bình thường. Nếu có thể thì điều này sẽ cho phép chúng ta ngủ đông một cách hiệu quả trong các chuyến đi xuyên không gian kéo dài hơn cả cuộc đời.

Trong các nhiệm vụ không gian, một phi hành gia và mọi thứ kèm theo trên tàu có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng nhiệm vụ, cũng như số lần phóng cần thiết cho chuyến đi.

Con người có thể ngủ đông để du hành trong không gian? - Ảnh 2.

Một cảnh trong phim Alien cho thấy các phi hành gia thức dậy trong "kén" sau thời gian dài "ngủ đông"

Một giải pháp đã được đưa ra là đưa con người vào trạng thái ngủ đông ngắn hạn, khi hoạt động sinh lý bị giảm - thường là do nhiệt độ cơ thể và tỉ lệ trao đổi chất giảm - sẽ làm giảm đáng kể khối lượng và kích thước, từ đó giảm khối lượng cần thiết trên tàu.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét sự trao đổi chất trong quá trình ngủ đông ở các loài động vật có vú (dơi, gấu) và phát hiện ra rằng một gam mô ở mỗi con dơi có sự trao đổi chất tương tự như một gam mô ở mỗi con gấu trong quá trình ngủ đông, mặc dù một con gấu lớn hơn dơi khoảng 20.000 lần.

Gấu đen và nâu, nặng khoảng 80-400kg, là những loài ngủ đông lớn nhất được biết đến và giảm sự trao đổi chất khi nghỉ ngơi của chúng tới 75% trong thời gian ngủ đông. Thế nhưng con dơi  lại giảm tới 95-98% năng lượng trao đổi chất.

Điều này cho thấy khả năng trao đổi chất khi ngủ đông nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng và khối lượng cơ thể. Cơ thể người trưởng thành khá lớn, năng lượng tiết kiệm được khi ngủ đông sẽ ít hơn năng lượng tiết kiệm được khi ngủ bình thường.

Phát hiện được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B là một tin xấu đối với những người hâm mộ khoa học viễn tưởng, cho thấy con người sẽ không bao giờ có thể sống sót trong tình trạng ngủ đông để du hành dài ngày xuyên không gian.

Các nghiên cứu trước đây về vượn cáo lùn (họ hàng di truyền gần nhất của con người) ngủ đông, cho thấy rằng trong thời gian ngủ đông, kéo dài 8 tháng, nhịp tim bình thường 180 nhịp một phút của chúng có thể giảm xuống mức thấp nhất 4 lần/phút.

Theo Maria Berg von Linde, bác sĩ tim mạch tại Đại học Orebro của Thụy Điển, người ta cũng hy vọng rằng từ những con gấu nâu và đen đang ngủ đông, chúng ta có thể học cách phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh.

"Nếu con người dành nửa năm trong trạng thái không hoạt động thể chất mà không ăn uống, đại tiện hoặc tiểu tiện, họ sẽ bị suy tim, huyết khối, chấn thương các cơ quan, nhiễm độc máu. Loài gấu không gặp tình trạng đó. Việc hiểu và áp dụng cách thức ngủ đông có thể dẫn đến những khám phá quan trọng có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh cho con người", bà nói.

SpaceX mở ra kỷ nguyên du hành không gian thương mại

TTO - Sáng sớm 31-5 (giờ Việt Nam), tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX cùng 2 phi hành gia Mỹ đã rời bệ phóng, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du hành không gian thương mại.

MINH HẢI (Theo Physiology)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar