05/10/2019 20:08 GMT+7

'Con muốn được bình thường như mấy đứa hàng xóm'

ĐẠI LÂM
ĐẠI LÂM

TTO - Khi nghe câu này từ miệng đứa con gái 9 tuổi với vẻ mặt phụng phịu, tôi 'đứng hình' mất một lúc mới hoàn hồn...

Con muốn được bình thường như mấy đứa hàng xóm - Ảnh 1.

Trẻ cắm cúi chơi điện thoại - hình ảnh không khó thấy ngày nay - Ảnh: REUTERS

Chuyện gì mà nghiêm trọng vậy? Lẽ nào tôi đã làm gì đó tới mức con mình không được bình thường nên phải ước ao được bình thường như con nhà người ta?

Tôi hỏi con:

- Mẹ chưa hiểu. Con muốn bình thường là sao?

- Thì mấy đứa nó đứa nào cũng được bố mẹ cho mượn điện thoại để chơi, chỉ có con là không được thôi. Sao mẹ không cho con mượn điện thoại của mẹ? Chị Quỳnh còn được dùng cả Ipad nữa kìa.

À, hóa ra là chuyện cái điện thoại. Tôi phải nắm tay con ngồi ghế rồi giải thích:

- Bố mẹ không muốn cho con dùng điện thoại là muốn tốt cho con thôi. Nếu con ôm điện thoại nhiều thì mắt sẽ bị đau, đầu óc chậm chạp, không tập trung để học bài được, giảm trí nhớ. Con không thấy trên tivi có anh kia chơi điện thoại lâu bị méo mặt sao? Con có muốn như vậy không?

Con vẫn chưa chịu:

- Thì con chơi điện thoại ít ít thôi.

Tôi cương quyết:

- Chơi điện thoại rất dễ bị nghiện. Lúc đầu chơi ít sau chơi nhiều rồi nghiện luôn lúc nào không biết. Khi nào con lớn, học cấp 2 biết sử dụng như thế nào cho đúng, mẹ sẽ mua cho con.

Xem chừng không thuyết phục được mẹ, con không ì èo nữa mà xin đi chơi nhà hàng xóm tiếp.

Con không biết tôi đã toát mồ hôi vì đòi hỏi "được bình thường" như những đứa trẻ khác của con. Hóa ra giữa tất cả những đứa trẻ được bố mẹ thoải mái nhét điện thoại vào tay bất chấp những hậu quả đã được cảnh báo thì con tôi lại thành "không bình thường"?

Hình ảnh những đứa trẻ phải vào trại cai nghiện smart phone lâu lâu mới xuất hiện trên tivi nhưng cái cảnh cả nhà đi cà phê mà lớn bé mỗi người dán mắt vào một cái điện thoại thì phổ biến đến mức nhìn đâu cũng thấy.

Dù tôi đã rất cố gắng hạn chế sử dụng điện thoại khi các con ở nhà, chỉ dùng những khi thật cần thiết và xóa sạch trò chơi trên điện thoại của cả vợ lẫn chồng để làm gương cho con thì vẫn chưa đủ sức thuyết phục với con.

Tôi chợt nhớ đến chị hàng xóm. Ngoài giờ lên lớp chịn bận buôn bán shop quần áo nên nhiều hôm đón con đi học về, chị đưa con điện thoại để con chịu ở nhà một mình cho mẹ ra shop, bố đi chơi bóng chuyền. Đến tối mịt chị về thầy nhà cửa tối hù, đèn điện không ai bật, gọi con thì thấy con lồm cồm bò lên từ ghế sôfa, tay vẫn ôm điện thoại sáng màn hình.

Thỉnh thoảng có hôm trời tối, lúc bố mẹ mỗi người đang bận việc của mình thì con bé cầm điện thoại ra đường chơi, tôi phải nhắc đem vào nhà cho mẹ kẻo rớt bể.

Ở nhà, con tôi cả đứa lớn lẫn đứa bé đều không được chơi điện thoại, bố mẹ cũng hạn chế dùng điện thoại đến mức tối đa nhưng xung quanh con cứ 10 đứa trẻ chắc có tới 8 đứa được thoải mái chơi điện thoại nên con cũng thèm được như thế.

Dù con buộc phải chấp nhận không giống bạn vì sự cương quyết của mẹ nhưng nhiều lúc nhìn ánh mắt ghen tị của con mà tôi cũng phải lung lay...

Cùng con dùng điện thoại sao để không bị 'ghiền'?

TTO - Thiết bị điện tử dễ gây nghiện, kể cả với người lớn. Do vậy thay vì cấm đoán hay hạn chế, hãy dạy con cách quản lý và sử dụng điện thoại, tivi, máy tính... một cách khoa học và hợp lý.

ĐẠI LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2025, với 2 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải tư và 4 giải đặc biệt từ các nhà tài trợ.

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar