18/03/2018 16:29 GMT+7

Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Ông Putin không có ý định theo con đường trở thành Tổng thống. Dù vậy, ông tiếp tục củng cố quyền lực bởi lúc nào ông cũng lo lắng về những âm mưu chống lại nước Nga.

Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin - Ảnh 1.

Ông Putin đi bỏ phiếu ở thủ đô Matxcơva sáng 18-3 - Ảnh: REUTERS

Trong tác phẩm "Hommes du Kremlin" (Những người ở Điện Kremlin) được phát hành tại Pháp vào tháng 1-2018, nhà báo - nhà sử học Nga Mikhail Zygar mô tả ban đầu ông Putin không tự mình quyết định con đường trở thành Tổng thống.

Vladimir Putin - người được chọn

Theo tác giả Mikhail Zygar, Tổng thống Boris Yeltsin chọn Putin làm người kế nhiệm vì Putin không can dự vào các nhóm tài phiệt Nga. Yeltsin muốn ngăn chặn những người tìm cách khôi phục chế độ Xô viết và Putin được đánh giá là người có thể làm việc ấy.

Putin còn trẻ, được xem là không thuộc thế hệ con ông cháu cha trong chế độ Xô viết, lại là người có tư tưởng dân chủ vì đã từng tham gia nhóm cải cách của Anatoly Sobchak, thị trưởng đầu tiên của St. Petersburg.

Đến khi cầm quyền, Putin dần dần xây dựng quyền lực. Đầu tiên là kiểm soát các kênh truyền hình lớn của các nhóm tài phiệt. Kế đến kiểm soát Tập đoàn dầu khí Yukos và bắt giữ tỉ phú - chủ tập đoàn Mikhail Khodorkovsky.

Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin - Ảnh 2.

Tổng thống Yeltsin (phải) đã chọn sĩ quan trẻ Vladimir Putin làm Thủ tướng năm 1999. Ngày 7-5-2000, Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống - Ảnh: RIA NOVOSTI

Lòng trung thành của guồng máy lãnh đạo Nga đối với Putin là tuyệt đối. Guồng máy hoạt động dựa vào sự hiện diện của Putin và năng lượng từ Putin"

Nhà báo người Bỉ Jeroen Zuallaert

Sau đó, Putin quyết định ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai vì những người thân cận thuyết phục ông như thế.

Và rồi xảy ra "cách mạng cam" ở Ukraine tháng 11-2004. Đây là lần đầu tiên ông Putin cho rằng có hoạt động mưu phản chống lại Nga. Ba năm sau, Putin nhận thấy tình hình Ukraine chưa đến mức căng thẳng như ông nghĩ vào thời điểm trao quyền lại cho Dmitry Medvedev để lùi về vị trí Thủ tướng, đúng theo qui định của Hiến pháp Nga về việc Tổng thống chỉ được giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Putin không thể thoát khỏi guồng máy 

Mùa xuân Ả rập xảy ra ở Trung Đông. Ông Putin đánh giá đây là thời điểm rất nguy hiểm đối với Nga và ông cần quay lại vị trí Tổng thống để bảo vệ đất nước.

Sau đó đến mùa đông 2011-2012, nhiều cuộc biểu tình lớn bùng phát ở Matxcơva. Thật ra chỉ một thiểu số xuống đường nhưng đây là thiểu số thuộc tầng lớp trí thức và trung lưu.

Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin - Ảnh 4.

"Cách mạng cam" ở Ukraine vào tháng 11-2004 đã khiến Putin lo ngại - Ảnh: EPA

Putin cảm thấy bị sốc và sau đó đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề trong điều hành đất nước. Trong các nhiệm kỳ đầu, ông cố quy tụ những thành phần giàu có và có học thức. Nay, ê kíp của ông chú ý đến tầng lớp ít học hơn và tạo ra ý tưởng mới về niềm tự hào dân tộc.

Tháng 7-2014, máy bay Boeing MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraine. Đây là thời điểm quyết định bởi trước đó Nga cứ nghĩ sáp nhập Crimea vào Nga sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng.

Và rồi Putin quyết định can thiệp vào Syria để phá thế vây hãm phương Tây. Quyết định này đã thành công, mọi người không còn nói đến Ukraine nữa.

Chuyên gia Mark Galeotti ở Đại học Charles tại Prague (Cộng hòa Czech) nhận xét: "Thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ tư của Putin là ông ấy không muốn làm Tổng thống nữa… Nhưng Putin là người đã xây dựng guồng máy tập trung vào cá nhân ông ấy. Do đó bây giờ ông ấy nhận ra không thể thoát khỏi guồng máy đó".

Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma quốc gia Nga, đã từng nhận xét vào năm 2014: "Chừng nào Putin còn, nước Nga còn. Không có Putin sẽ không còn nước Nga nữa".

Putin không bao giờ dự định trở thành Tổng thống. Ông ấy là Tổng thống đột xuất. Hiện giờ Putin thực sự tin ông là người duy nhất có thể cứu đất nước, rằng ông ấy là người được chọn… Putin tin rằng nước Nga chính là ông ấy"

Nhà báo-nhà sử học Nga Mikhail Zygar

Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin - Ảnh 6.

Putin quyết định can thiệp vào Syria để phá thế vây hãm Nga. Trong ảnh, Putin và Tổng thống al-Assad tại căn cứ không quân Nga ở Hmeimim (Syria) ngày 11-12-2017 - Ảnh: SPUTNIK

Putin đã dần dần khác trước

Trong những năm gần đây ông Putin đã đổi khác. Nhà phân tích chính trị Konstantin Gaaze nhận xét ông Putin vốn có thói quen phải nắm tường tận từng hồ sơ, nay ông chỉ chú ý đến các lĩnh vực quan tâm như ngoại giao, chi tiêu quân sự và trật tự xã hội.

Putin cũng hiếm khi xuất hiện ở điện Kremlin. Phần lớn các cuộc gặp chính thức đều được tổ chức tại tư dinh ông ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Matxcơva.

Có vẻ như Putin đã qua phẫu thuật thẩm mỹ và bắt đầu tăng cân. Ngày 1-3 vừa rồi, khi đọc Thông điệp liên bang, truyền thông phương Tây đưa tin ông có dấu hiệu nhiễm đường hô hấp và trước đó đã phải nghỉ một tuần.

Ông Putin đã cầm quyền được 18 năm. Trong thời gian ấy, ông đã tạo ra một guồng máy mà hầu hết các chức vụ quan trọng đều thuộc về những người ông đã quen biết tối thiểu 20 năm. Dù vậy, guồng máy đã có dấu hiệu xộc xệch.

Con đường làm Tổng thống lạ kỳ của ông Putin - Ảnh 7.

Cựu Bộ trưởng Alexey Ulyukaev bị còng tay sau khi bị tuyên án ngày 15-12-2017 - Ảnh: AFP

Năm 2016, Bộ trưởng Phát triển kinh tế Alexey Ulyukaev bị bắt vì nhận hối lộ 2 triệu USD để phê duyệt thương vụ Tập đoàn Rosneft mua lại cổ phần nhà nước của Công ty Bashneft với giá trên trời.

Tháng 12-2017, Ulyukaev đã bị tòa tuyên phạt 8 năm cải tạo lao động và 130 triệu rúp.

Trong guồng máy của Putin đã bắt đầu xuất hiện ý kiến phàn nàn về hậu quả sáp nhập Crimea vào Nga và cuộc chiến ở miền Đông Ukraine. Lý do: Trong bối cảnh Nga bị cấm vận kinh tế, các quan chức không còn dễ dàng đưa con sang châu Âu du học hay che giấu tài sản ở châu Âu như trước.

TTO - Người Nga mơ ước về một tổng thống như thế nào? Dường như cử tri của năm 2018 chỉ tìm kiếm người nào có khả năng giải quyết những vấn đề sát sườn của họ.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam nói gì về cuộc tập trận chung Trung Quốc - Campuchia?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực cho hòa bình ổn định, phù hợp luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam nói gì về cuộc tập trận chung Trung Quốc - Campuchia?

Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí'

Tình huống bối rối đang diễn ra tại Istanbul, khi cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine được cả thế giới theo dõi vẫn chưa bắt đầu.

Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí'

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

'Việt Nam đã và đang chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ, trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên'.

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao cho biết đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, và trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Vào năm cuối nhiệm kỳ, khi việc tiếp cận ông Biden trở nên khó khăn hơn và khoảng cách với nội các ngày càng rõ rệt, một số người bắt đầu dấy lên những nghi vấn về vai trò và quyền lực thật sự của cựu tổng thống.

Ông Biden có thực sự lãnh đạo đất nước trong năm cuối nhiệm kỳ?

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố

Những phát ngôn trước đây của ông Trump, trong đó cáo buộc Qatar là quốc gia tài trợ khủng bố, đang bị nhắc lại trong bối cảnh xuất hiện thông tin hoàng gia Qatar sắp tặng Mỹ một chiếc máy bay hạng sang.

Quả thực ông Trump đã từng nói Qatar là nước tài trợ khủng bố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar