12/02/2022 10:48 GMT+7

Còn đó Tiếng hát giữa rừng Pác Bó

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Nhạc sĩ Trương Quang Lục và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đều cho rằng dù có hàng trăm bài hát hay về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng bài Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ có một vị trí quan trọng, sẽ còn được hát mãi.

Còn đó Tiếng hát giữa rừng Pác Bó - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ và ca sĩ Băng Tâm - một trong các ca sĩ trình bày thành công bài Xa khơi và cũng là một người con xứ Nghệ - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - tác giả ca khúc Xa khơi nổi tiếng vừa qua đời 9h07 sáng 11-2 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), hưởng thọ 87 tuổi. Gửi lời tiễn biệt nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ trên Tuổi Trẻ Online, độc giả Lê Hùng cho rằng các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc từ 1954 - 1975 vẫn sẽ hát mãi bài hát Xa khơi. Ông nhắc lại một thời tiếng hát Tân Nhân trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã khiến bao người Việt ở cả hai đầu đất nước đều xúc động thiết tha mong tới ngày đất nước thống nhất.

Xa khơi - bài hát của khát vọng thống nhất

Nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ ra đi trong một ngày xuân năm mới, PGS.TS Đỗ Hồng Quân - cựu chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam - chia sẻ giới âm nhạc rất tiếc thương người nhạc sĩ tài hoa và mẫu mực, sống hết mình với âm nhạc, luôn trăn trở với sáng tạo âm nhạc và nỗ lực gắn kết các thế hệ người làm nhạc.

Theo ông Quân, ngoài những cống hiến trong âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ còn có công đóng góp với những ý kiến rất kiên quyết trong việc xây dựng Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Ông đã có những ý kiến sáng suốt, đấu tranh rất tích cực cho quyền lợi chính đáng của các nhạc sĩ cũng như các tác giả lời ca khúc. Lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi nhận sự đóng góp tâm huyết của ông.

Là một người con của quê hương xứ Nghệ, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ được nuôi dưỡng trong nguồn dân ca Nghệ Tĩnh nên các ca khúc của ông mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ rất rõ nét, tiêu biểu là ca khúc Xa khơi mà NSND Tân Nhân là người hát ca khúc này đầu tiên và cũng là người hát xuất sắc nhất từ trước tới nay, theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục cho biết ca khúc Xa khơi được sáng tác năm 1962 khi nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đang công tác ở Đoàn ca múa nhạc nhân dân trung ương, được giải nhì (không có giải nhất) cuộc vận động sáng tác ca khúc về đề tài thống nhất đất nước.

Bài hát có giai điệu tha thiết, với những tình cảm chân thật về tình cảm của những người con nước Việt ở đôi bờ đất nước đã khiến bài hát đi sâu vào lòng người, đặc biệt là những gia đình đang phải cắt chia nơi hai bên bờ Hiền Lương.

Âm hưởng đẹp của Tiếng hát giữa rừng Pác Bó

Ca khúc Tiếng hát giữa rừng Pác Bó cũng là một ca khúc được yêu thích khác của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ. Nhạc sĩ Trương Quang Lục kể đầu năm 1960, ca sĩ Quốc Hương vừa đi học thanh nhạc ở Bulgaria trở về nước, ông rất muốn có các ca khúc hay để biểu diễn. Ông đề nghị nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ viết ngay một ca khúc để kịp dịp kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 70 của Bác

19-5-1960. Đúng ngày kỷ niệm đó thì bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó ra đời. Khi bài này đưa lên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, chính nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ không ngờ ông Quốc Hương biểu diễn quá hay, hơn cả mong đợi.

"Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã viết bằng lòng kính yêu và lòng biết ơn vô hạn với Bác Hồ - vị cha già dân tộc, cộng với những thẩm thấu âm nhạc của các dân tộc Tày, Nùng sau nhiều năm tháng sống ở núi rừng Tây Bắc, bài hát vì vậy có âm hưởng rất đẹp, lời ca giàu hình tượng, như một bài thơ", nhạc sĩ Trương Quang Lục nói.

Theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, chỉ cần hai ca khúc Xa khơiTiếng hát giữa rừng Pác Bó, lịch sử âm nhạc Việt Nam sẽ ghi tên nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ như một nhạc sĩ lão thành có công xây dựng nền âm nhạc cách mạng Việt Nam bằng những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật cao, có sức lôi cuốn và trường tồn trong lòng người yêu nhạc.

Một điều đặc biệt, những ca khúc nổi tiếng nhất của ông là Tiếng hát giữa rừng Pác BóXa khơi đều được sáng tác đầu những năm 1960 khi nhạc sĩ chưa được đào tạo về âm nhạc mà tất cả đều nhờ tự học.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh năm 1936 tại Nghệ An. Ngoài các ca khúc nổi tiếng như Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Xa khơi, Xuân về trên bản Nhắng, Về mỏ, Xôn xao bến nước..., ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc, đặc biệt cho nhạc cụ dân tộc.

Với những cống hiến của mình cho nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt I (2001), Huân chương Lao động hạng nhì; được trao Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc Việt Nam và một số giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL).

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - tác giả ca khúc 'Xa khơi' - qua đời

TTO - Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - tác giả ca khúc 'Xa khơi' nổi tiếng - vừa qua đời lúc 9h07 sáng nay (11-2) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), hưởng thọ 87 tuổi.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar