13/11/2022 09:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TTO - Nguyễn Văn Thắm (ngụ thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đến với cuộc đời bà Tạ Thị Hồng như niềm vui nhỏ nhoi của một người phụ nữ lỡ thì.

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 1.

Vượt qua nhiều nhọc nhằn gian khổ, bà Tạ Thị Hồng cùng con Nguyễn Văn Thắm bước vào giảng đường Đại học Quảng Bình với phần học bổng chương trình Tiếp sức đến trường năm 2022 - Ảnh: QUỐC NAM

Biết con bị khuyết tật khi bào thai mới gần 5 tháng, nhưng bà vẫn không nỡ bỏ con. Đến khi Thắm ra đời trong sự giày vò của căn bệnh não úng thủy, bà cũng cam chịu bỏ hết tất cả để đưa con đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác.

Căn bệnh quái ác khiến đôi chân Thắm từ khi sinh ra đã yếu dần rồi gần như không còn đủ sức để tự đứng dậy được nữa. Nhà chỉ có hai mẹ con, người mẹ này phải bỏ hết ruộng đồng, heo gà để chăm lo cho con từng li từng tí trong sinh hoạt mỗi ngày.

Thấy con ham học, bà Hồng chấp nhận cõng Thắm đến trường suốt 12 năm phổ thông.

Mới đây, Thắm đủ điểm vào ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Quảng Bình. Người mẹ này lại tiếp tục hành trình cõng con đi học với khao khát lấy tri thức thay thế khiếm khuyết của đôi chân.

Để có thể hỗ trợ những sinh hoạt hằng ngày cho con khi xa nhà, bà đi theo con vào ở cùng một phòng trong ký túc xá của trường. Mỗi ngày, sau khi đưa con đến lớp, bà phải ngồi đợi trước cửa lớp để phục vụ con khi cần đi vệ sinh hay những sinh hoạt khác cho đến khi con hết buổi học. Cuộc sống của hai mẹ con mỗi tháng chỉ gói gọn trong 540.000 đồng trợ cấp khuyết tật cùng 500.000 đồng hỗ trợ theo một chương trình của hội phụ nữ địa phương.

"Tui cũng gần 60 tuổi rồi. Sẽ không còn nhiều thời gian nữa. Tui phải gắng cho con đi học cái nghề để có thể tự lo cho bản thân khi không còn mẹ ở bên nữa", bà Hồng nói.

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 2.

Đôi chân không bình thường nhưng khát vọng có tri thức của Thắm luôn mạnh mẽ

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 3.

Cuộc đời đi học của Thắm kể từ trung học phổ thông đến bậc ĐH đều ở trên lưng mẹ. Đôi chân bị liệt, đôi tay yếu mỗi ngày phải tập một số động tác để duy trì thể trạng

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 4.

Đôi chân bị liệt, đôi tay yếu mỗi ngày bà Hồng phải dạy con tập một số động tác để duy trì thể trạng

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 5.

Thắm mang bệnh não úng thủy nên mẹ Thắm phải lo toan từng li từng tí cho con trước giờ lên lớp

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 6.

Ngóng chờ con bên ngoài lớp học cũng là hạnh phúc nhỏ nhoi của bà Hồng

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 7.

Bà Hồng ngồi ngoài hành lang giảng đường để chờ Thắm tan học

Con đến giảng đường, mẹ chờ ngoài cửa lớp - Ảnh 8.

Hiểu hoàn cảnh của Thắm, nhiều bạn cùng lớp thường đến hỗ trợ bạn trong học tập

Từ gánh củi đến giảng đường

TTO - Cả làng, cả xã, cả trường thương gia cảnh của Tùng một thì thương cho nghị lực phi thường của cô mười.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar