29/11/2024 22:52 GMT+7

Con cái nhiều doanh nhân Việt không chịu nối nghiệp cha mẹ

Chuyển giao thế hệ đang là bài toán nan giải với nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt doanh nghiệp gia đình. Làm thế nào để tìm kiếm và đào tạo người kế nghiệp đủ tài năng, tâm huyết đang là câu hỏi lớn được đặt ra.

Doanh nghiệp Việt loay hoay tìm người kế nghiệp - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp Việt đang đối mặt với tình trạng “con cái không chịu nối nghiệp”, đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của các doanh nghiệp gia đình - Ảnh: T.A.

Tại talk show "Doanh nhân - Bạn chuẩn bị gì cho đội ngũ kế thừa?" do Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức ngày 29-11, nhiều doanh nhân bày tỏ lo lắng về việc chuyển giao thế hệ kế thừa trong các doanh nghiệp hiện nay.

Thế hệ F2 "quay lưng" với doanh nghiệp gia đình

Ông Hàng Vay Chi - chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận 11 - cho biết thế hệ con cái của họ (thường gọi là F2) hầu hết được đi học ở Mỹ, châu Âu, Singapore và việc khởi nghiệp được khuyến khích nên nhiều bạn trẻ F2 không còn mặn mà với việc kế tục công ty gia đình.

Bản thân ông Chi cũng gặp phải tình huống này khi con gái đầu lòng từ chối kế nghiệp dù đã được đào tạo bài bản về y khoa tại Mỹ bởi lý do "không hợp môi trường".

Theo ông Chi, một trong các lý do khiến các F2 sợ nối nghiệp cha mẹ vì bên cạnh thừa hưởng sự nghiệp để lại còn phải thay cha mẹ gánh vác các khoản nợ, các trách nhiệm với đối tác, khách hàng... khiến nhiều bạn trẻ không hào hứng.

Trong khi đó, luật sư Phạm Ngọc Hưng - phó chủ tịch Tracent, nguyên phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - kể một số người bạn của ông là chủ doanh nghiệp bao bì và nhựa cũng không biết giao quyền điều hành công ty cho ai vì con cái không chịu tiếp quản.

"Nhiều bạn trẻ đi học ở Mỹ về thấy các khu công nghiệp khói bụi, ô nhiễm nên sợ, không chịu về làm ở công ty. Con cái không muốn thì cha mẹ không thể ép, nhưng không giao doanh nghiệp cho con thì biết giao cho ai vì không tin tưởng được người ngoài", ông Hưng nói.

Trao quyền cho người tài để doanh nghiệp phát triển bền vững

Bà Phan Thị Tuyết Mai - tổng giám đốc Công ty TNHH TMTM - nói có một sự thật hiện nay là "con cái đặt đâu cha mẹ phải ngồi đấy", việc bắt ép con cái theo nghề của cha mẹ là không nên bởi vừa hại chính con cái và hại luôn công ty.

Do đó, bà Mai cho rằng các doanh nghiệp không nhất thiết phải trao quyền điều hành công ty cho con cái mà có thể trao cho người ngoài, miễn là họ tâm huyết và có trách nhiệm với doanh nghiệp.

"Đội ngũ kế thừa không nhất thiết phải là người trong gia đình, bởi hiện nay nhiều bạn trẻ không muốn quay về công ty của cha mẹ. Để chuẩn bị cho việc xây dựng đội ngũ kế thừa, cách tốt nhất là phải chuyên nghiệp từ các phòng ban, xây dựng quy trình bài bản để nếu một người nghỉ thì vẫn có nhân sự thay thế", bà Mai nói.

TS Lư Nguyễn Xuân Vũ - chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn, tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên - cho rằng ở Việt Nam không có khái niệm doanh nghiệp trên 100 năm tuổi, nhưng trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, có cả doanh nghiệp ngàn năm tuổi. Điểm nổi bật của các doanh nghiệp này là không nhất định phải trao quyền kế tục sự nghiệp cho người con nếu "nó bất tài vô dụng".

Theo ông Vũ, ở Nhật Bản có 33.000 công ty có tuổi đời từ 100 năm trở lên, chiếm 40% số công ty nhóm này trên thế giới. Hơn 3.000 doanh nghiệp đã tồn tại ít nhất 200 năm. Khoảng 140 đã hoạt động hơn 500 năm và ít nhất 19 doanh nghiệp đã qua 1.000 năm.

"Những doanh nghiệp trên ngàn năm tuổi đều là yếu tố gia đình. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chọn người đồng hành với mình để giao luôn công ty. Vì thế, Việt Nam cũng cần suy nghĩ để làm sao có được các doanh nghiệp ngàn năm tuổi như Nhật Bản", ông Vũ nói.

Còn luật sư Phạm Ngọc Hưng lại cho rằng nên ổn định hội đồng quản trị, cần trao quyền điều hành cho người có năng lực, có thể thuê nhân sự bên ngoài. 

"Chỉ cần đưa con làm chủ tịch hội đồng quản trị, còn các chức danh khác đều có thể thuê", ông Hưng nói.

Bài học từ 33.000 doanh nghiệp Nhật Bản có tuổi đời hàng thế kỷ

Nhật Bản có 33.000 doanh nghiệp với tuổi đời ít nhất một thế kỷ. Làm thế nào để nhiều công ty lâu năm như vậy sống sót qua thời gian.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra".

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar