07/12/2021 14:51 GMT+7

Cóc mía có độc xâm lấn Đài Loan

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Cóc là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn ở Đài Loan, nhưng sự xuất hiện bất ngờ của "hung thần" cóc mía phàm ăn và có độc khiến chính quyền phải tức tốc ngăn chặn.

Cóc mía có độc xâm lấn Đài Loan - Ảnh 1.

Chính quyền Đài Loan muốn kiểm soát số lượng cóc mía vì chúng là loài xâm lấn có hại - Ảnh: AFP

Cách đây vài tuần, một người dân địa phương phát hiện một số con vật lưỡng cư lớn trong vườn rau và đăng hình lên mạng.

Ngay sau bức ảnh được đăng tải, Yang Yi Ju, chuyên gia tại Đại học Quốc gia Dong Hwa, đã cử nhóm tình nguyện viên từ Hiệp hội Bảo tồn động vật lưỡng cư điều tra.

Họ đến vườn rau nói trên và sốc khi phát hiện có 27 con cóc to lớn ở đó. Họ nhanh chóng phát hiện chúng là cóc mía, loài có độc tố nguy hiểm.

Theo Hãng tin AFP, cóc mía là loài bản địa ở Nam và Trung Mỹ và là loài xâm lấn nguy hiểm vì 3 lý do chính: phàm ăn, đẻ khỏe và có độc. Chất độc của chúng hoạt động như một cơ chế bảo vệ, đặc biệt nguy hiểm với những con chó khi vô tình liếm phải.

Đáng lo hơn, trong 27 con cóc mía được tìm thấy có cả con non, cho thấy chúng đang sinh sản.

Những người nông dân địa phương nói với các nhà bảo tồn rằng tuy họ thấy mấy con cóc này nhưng không báo cáo.

"Nông dân Đài Loan thường không để tâm đến cóc vì chúng ăn sâu bọ và là biểu tượng may mắn - chuyên gia Yang Yi Ju giải thích - Họ không nghĩ đây là loài xâm hại từ vùng đất xa lạ".

Các nhà khoa học sau đó đã mở rộng phạm vi tìm kiếm với bán kính 4km tính từ vườn rau. Cho đến nay, hơn 200 con cóc mía với nhiều kích cỡ khác nhau đã bị bắt và đưa tới Viện Nghiên cứu các loài đặc hữu.

Cóc mía có độc xâm lấn Đài Loan - Ảnh 2.

Da của cóc mía có chứa độc tố - Ảnh: AFP

Cóc mía nằm trong danh sách "100 loài ngoại lai xâm lấn" trên thế giới do nhóm chuyên gia về các loài xâm lấn (ISSG), thuộc Ủy ban Sinh tồn các loài của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, biên soạn.

Cóc mía từng được đưa tới Úc, Philippines, Nhật Bản hay Mỹ để chúng ăn sâu bọ nhưng chúng cũng phá hoại hệ sinh thái địa phương.

Mặc dù bề ngoài có phần nhăn nheo nhưng cóc là biểu tượng của sự giàu có, trường thọ và may mắn trong văn hóa Trung Quốc. Chúng cũng góp mặt trong y học và phong thủy (biểu tượng cóc ngậm tiền) - mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ.

Cóc mía có độc xâm lấn Đài Loan - Ảnh 3.

Trông hơi nhăn nheo nhưng cóc lại là biểu tượng của tài lộc trong phong thủy - Ảnh: AFP

"Tại mặt tiền các cửa hàng, bạn có thể thấy tượng cóc, hình vẽ hay thậm chí là cóc sống. Đó là biểu tượng của tài lộc và may mắn.

Cho đến năm 2016, việc nhập khẩu cóc mía vào Đài Loan làm vật nuôi vẫn hợp pháp. Chúng được bán với giá 3.000 - 4.000 Đài tệ (107 - 142 USD).

Các nhà bảo tồn tin rằng khi chính quyền cấm nhập khẩu cóc mía, mọi người bắt đầu nuôi chúng và nhiều con đã trốn thoát.

Cho tới nay vẫn chưa có thêm báo cáo về sự xuất hiện của cóc mía ở Đài Loan. Các chuyên gia cho rằng cần thận trọng vì mùa xuân - vốn là mùa giao phối của cóc mía - sắp đến.

Trung Quốc triệu đại sứ Nhật Bản sau phát ngôn về Đài Loan của cựu thủ tướng Abe

TTO - Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Shui Hideo tối 1-12 sau khi cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo nói rằng cả Nhật và Mỹ sẽ không đứng yên nhìn nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.


MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar