25/05/2023 10:08 GMT+7

'Cò' trục lợi người hiến trứng: Sở Y tế TP.HCM làm việc với bệnh viện

XUÂN MAI
và 1 tác giả khác

Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh - nơi 'cò' mua bán trứng ngang nhiên dắt người hiến trứng đi siêu âm đến 'ghép' hồ sơ, tiêm thuốc kích thích buồng trứng...

Cò trục lợi người hiến trứng: Sở Y tế TP.HCM làm việc với bệnh viện - Ảnh 1.

“Cò” Muội (chỉ tay) nói chuyện với một người trong nhóm “hiến” trứng trước khu khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM) chiều 10-4 - Ảnh: NGỌC KHẢI

Sau bài "Cò trục lợi từ người hiến trứng" đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 24-5, ông Nguyễn Anh Dũng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết chiều cùng ngày, Thanh tra sở đã làm việc với Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM). 

Những "cò" này lên mạng xã hội chào mời "hiến trứng bồi dưỡng cao, chỉ cần căn cước công dân". Sau đó đưa người "hiến" trứng vào bệnh viện siêu âm đếm trứng, xét nghiệm, hướng dẫn ghi và "ghép" hồ sơ, tiêm thuốc kích trứng và cuối cùng là chọc hút trứng.

Sau khi chọc hút trứng thành công, người "hiến" trứng nhận được 18 triệu đồng từ "cò", trong khi "cò" nhận 27-30 triệu đồng từ gia đình người xin trứng.

Bác sĩ Lý Thái Lộc - trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) - cho hay theo quy định, người cho trứng phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn, trong đó phải có ít nhất một con khỏe mạnh. Do đó nếu là người độc thân chưa sinh con lần nào thì không được hiến trứng.

Những người hiến trứng đã sinh con khỏe mạnh rồi nhưng ly dị chồng thì cần có giấy ly hôn và giấy khai sinh của con mình sinh ra.

Nghị định 10 năm 2015 nêu rõ: trong trường hợp hiến trứng, vợ chồng người xin trứng phải tự tìm và đưa vào bệnh viện để thực hiện các quy trình chuyên môn, trên nguyên tắc tự nguyện nhân đạo, không được mua bán trứng vì mục đích thương mại. Vì vậy trong trường hợp này, người xin trứng và người hiến trứng biết nhau.

Khi thực hiện các trường hợp này, bệnh viện luôn khuyến cáo bên cho và bên nhận không được để cho con mình sau này kết hôn với nhau, vì sẽ gây hiện tượng đồng huyết thống, nguy hiểm cho thế hệ sau.

Trong thực tế, những trường hợp xin hiến trứng thường là các chị em ruột, hoặc chị em họ trong gia đình (của bên vợ). Trường hợp người ngoài dòng họ hiến trứng vì mục đích nhân đạo là hiếm có, bởi quá trình hiến trứng và nhận trứng thường qua nhiều quy trình phức tạp, nhiều biến chứng, nguy hiểm.

Du lịch để hiến tặng trứng tăng vọt ở Châu Âu

TTO - Tờ Times of India ngày 9-7 cho hay phụ nữ ngày càng có xu hướng ra nước ngoài du lịch để hiến tặng trứng nhằm điều trị cho các bệnh nhân hiếm muộn tại các nước châu Âu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar