09/07/2005 07:42 GMT+7

Cổ tích nhà trọ miễn phí

TRẦN HUỲNH - LÊ QUỲNH
TRẦN HUỲNH - LÊ QUỲNH

TT - Trong hẻm 161D Lạc Long Quân, Q.11 (TP.HCM), thấy chúng tôi lóng ngóng tìm nhà anh Thái, chị hàng xóm kéo lại nói: “Nhà anh Thái cho mấy đứa đi thi ở chứ gì? Nhà giàu, sống tốt, mùa thi nào cũng hàng chục đứa tới ở miễn phí”.

Phóng to
Tính đến ngày 8-7, đã có 726 thí sinh được Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM giới thiệu chỗ trọ miễn phí. Để có hơn 800 chỗ trọ như thế này, trên 50 gia đình người dân thành phố đã bắt tay nhau cùng tạo nên chốn "tương thân tương ái". Trong ảnh: bác Đễ đang động viên các thí sinh ở trọ - Ảnh: N.C.T.

Chúng tôi vào khu nhà xây dạng biệt thự, trước mặt là bốn căn phòng (khoảng 16m²/phòng) tách biệt, được bố trí dành cho thí sinh (TS).

Như bụt trong cổ tích

“Nhà cửa năm nay thoải mái hơn rồi. Mấy đứa đi thi cần chỗ ở cứ đến đây, tui lo hết”- anh Thái vui vẻ nói. Trong căn phòng thoáng mát, gạch men láng bóng có đầy đủ quạt, đèn, bàn học…, bạn Bùi Thị Xuân Huệ (K’Rông Năng, Đắc Lắc) hớn hở: “Ba mẹ em nghèo nên chỉ mỗi mình em xuống thành phố thi, lo lắm. Các anh chị SV tình nguyện chở em đến đây ở được ba hôm rồi mà em vẫn chưa hết ngạc nhiên”.

Ông Phạm Nguyên Huy (phụ huynh của TS Nguyên Hoa, quê Bà Rịa -Vũng Tàu) xúc động cho biết: “Anh chủ nhà tốt quá, hôm hai cha con được đưa tới đây, không có mùng mền, anh bảo người nhà đi mua ngay và đưa thêm bình thuốc xịt muỗi”.

Vợ chồng anh Thái là chủ doanh nghiệp, mấy căn phòng xây để dành khi nhà có khách. Cứ đến mỗi mùa thi, các phòng trong nhà lại được dọn dẹp sạch sẽ để đón TS. Anh Thái cười xòa: “Năm ngoái, mấy đứa đi thi ở đây nhút nhát lắm, ngại không dám tắm giặt, tui xây luôn một nhà vệ sinh tách biệt cho tụi nó thoải mái”. Sân vườn nhà anh Thái như một công viên với cây cảnh, hồ cá khá đẹp, cả chục TS ra ngồi ghế đá ôn bài. Hôm qua (8-7), thấy các bạn rủ nhau đi tìm chỗ thi, anh Thái dặn: “Yên tâm. Tới hôm thi sẽ có người chở đi”. Hàng xóm anh Thái kể thêm rằng anh là người rất tôn trọng việc học hành, nhiều năm nay anh thường tặng học bổng cho học sinh nghèo P.3, Q.11. Sau mỗi kỳ thi, nhiều TS thi đậu trở về thăm gia đình anh Thái và được anh coi như người thân thiết.

Chúng tôi tìm đến một căn nhà trong hẻm đường Lý Chính Thắng (Q.3), theo các SV tình nguyện đây là nhà giữ kỷ lục “nhà cho TS ở miễn phí đông nhất” qua ba mùa thi, mỗi đợt thi đón 60 TS! Chủ nhà - bác Đễ, 76 tuổi - nghĩ chúng tôi là TS nên đón niềm nở. “Đúng ra nhà này nhận chừng 40 là vừa nhưng thấy TS, phụ huynh tới cửa rồi không nỡ từ chối” - bác Đễ tỏ bày. Mùa thi, trên bức tường nhà bác dán đầy những bài báo thông tin về tuyển sinh, kinh nghiệm thi cử...

Không khí trong nhà đông vui như một gia đình lớn, ai cũng gọi bác là bố. Cô Bùi Thị Trà (phụ huynh của TS Nguyễn Thị Thành, quê Thái Bình) nói xúc động: “Tôi chưa từng thấy người nào tốt đến vậy, như ông Bụt trong cổ tích. Bác ấy lo cho mấy đứa đi thi như con cháu, hơn cả mình lo cho con”. Bác Đễ đã từng được Thành đoàn tặng bằng khen vì sự quan tâm dành cho lớp trẻ. Ngày 4 và 5-7, có hai TS thi tại hai điểm thi xa nhà, bác Đễ dùng xe máy chở đến tận nơi vì “để tụi nó đi xe ôm không yên tâm”. Sáng sớm chở đi, trưa lại chở về, chiều lại đưa đón…

Lo từng bữa ăn, giấc ngủ…

Phóng to
Hai TS trọ nhà ông Căn đang học bài trong phòng học - Ảnh: Trần Hùynh
Nhà ông Bùi Quế (53 Bình Tây, Q.6) đơn sơ với bộ bàn ghế gỗ, vách tường loang lổ được che bằng vài tấm lịch treo tường. Ông Quế (80 tuổi) kể về cô bé tên H'Blun Mlô ở nhà ông vào năm 2003, mấy ngày ấy Mlô nói rất ít, chẳng biểu lộ tình cảm gì cả. Nhưng sau ngày cô bé về quê, ông nhận được thư mà xúc động rơi nước mắt: “Nhà con cũng có ông nội nhưng con thương ông hơn cả nội của con”.

Ông Quế cho chúng tôi xem gần 10 lá thư của cô bí thư đoàn giỏi huyện Eakar, Đắc Lắc đã gửi cho ông, lá nào cũng đầy tình cảm yêu thương. Rồi ông Quế kể về những Thắm, Thúy, Hồng, Kha… Cả chuyện bé Loan (quê ở Long An) đi thi năm 2003 về đã gửi lên ông hai cái chiếu vì thấy nhà ông không có chiếu nằm.

“Mình được mấy anh chị SV tình nguyện giới thiệu đến đây hôm 9-6. Không chỉ được ở miễn phí mà được bác chủ nhà cho ăn luôn, sướng lắm” - bạn Nguyễn Phú (quê Đức Linh, Bình Thuận) đang ở nhà ông Căn trên đường Đặng Dung (Q.1) khoe với chúng tôi. Năm nay cũng là năm thứ ba ông Căn cho TS về trọ miễn phí ở nhà mình.

Ông dành hết lầu bốn cho TS nam và phòng của cô con gái dưới lầu hai dành cho TS nữ. Ông nói: “Má tôi muốn mấy đứa đi thi đã ở đây phải ăn chung với gia đình để an tâm thi”. TS ở đây còn được ăn trái cây, chè, “để mấy đứa có sức mà học”. Ông còn qui định các TS phải ăn, ngủ đúng giờ, không ai được thức quá 12g khuya. Đỗ Quốc Trình (quê Đắc Lắc) kể: “Mình có cảm giác như có cha mẹ cạnh bên, yên tâm lắm”.

Năm nay là năm thứ năm nhà bác Sáu ở con hẻm lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) đón TS về ở miễn phí. Mỗi năm bác đều nhận hơn 20 người. Năm ngoái, hai bố con Nguyễn Thị Hà (quê Nghệ An) vào TP.HCM được SV tình nguyện giới thiệu đến nhà bác Sáu ở miễn phí. Nhưng Hà không may thi rớt… Hà kể: “Mình về quê, chú Chánh (con bác Sáu) nhiều lần gọi điện ra động viên: thi rớt cứ vô lại đây ôn luyện, tui nuôi luôn”. Tháng 10-2004, Hà trở thành một thành viên trong gia đình bác Sáu, được nuôi ăn, đóng giúp học phí, chỉ việc lo học. Ông Chánh nói: “Bố của Hà là thương binh nặng, thấy gia cảnh khổ quá, mà con bé lại ham học nên giúp được gì giúp. Còn mẹ tui năm nào đến mùa thi cũng đăng ký nhận TS về ở cho vui cửa, vui nhà”.

Sài Gòn những ngày thi đông đúc, trong lòng phố xá vẫn ấm áp những câu chuyện nghĩa tình.

TRẦN HUỲNH - LÊ QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar