11/11/2014 18:37 GMT+7

Có thể giảm một nửa gánh nặng cho học trò

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - PGS.TS Bùi Thị An (Hà Nội) nhận định như vậy khi thảo luận Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại phiên thảo luận tổ Quốc hội chiều 11-11.

PGS.TS Bùi Thị An - Ảnh: Lê Kiên

Cho rằng gánh nặng học hành đang biến các em học sinh thành các “ông cụ non, bà cụ non”, TS An cho rằng có thể giảm một nửa chương trình mà các em đang phải học.

Học đến mụ cả người

“Nhiều năm nay, một em bé phải cõng một ba lô cả chục kg. Các em học đến mụ mẫm đi. Học quá nhiều” – bà An nhận định.

Bà nói: “Vừa rồi tôi vừa đọc một tài liệu nói rằng 20% học sinh ở TP.HCM bị mỡ máu. Ngoài chế độ ăn uống thì các em phải học quá nhiều, ít thời gian chơi thể thao. Điều này không đúng với mục đích giáo dục”.

Vẫn theo đại biểu An, việc phải học với chương trình nặng nề đã dẫn đến tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

“Tôi cho rằng phải lược bỏ đi những phần rườm rà, không cần thiết. Đặc biệt là phải cấu tạo cân đối giữa học kiến thức và vui chơi thể thao, văn nghệ” – bà An kiến nghị.

Giáo dục phẩm cách con người VN

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) bày tỏ: Giáo dục trước hết phải hướng vào phát triển nhân cách, con người phải được giáo dục về lòng tự trọng, tự hào dân tộc, tình thương và lòng nhân ái. Chương trình, sách giáo khoa phải hướng đến mục tiêu này.

“Người Hán có giấc mơ Trung Hoa, người Mỹ tự hào về giá trị Mỹ, chúng ta có rất nhiều giá trị của dân tộc nhưng mà giáo dục của chúng ta lại chưa hướng học sinh đến những điều này, để người VN tự ý thức vươn lên” – bà Khánh nói. 

Theo Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh nền giáo dục hiện đại phải hướng đến hội nhập, đặc biệt là trang bị kiến thức ngoại ngữ và tin học cho học sinh.

“Cạnh đó là kỹ năng sống, kỷ luật lao động. Hiện nay doanh nghiệp người ta rất kêu ca về kỷ luật lao động của người VN” – ông Chung cho biết.

Ông Chung cũng kiến nghị chương trình tới đây phải tăng cường các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, đánh giá các vấn đề tự nhiên và xã hội.

“Tôi rất mong muốn trước năm 18 tuổi các em phải được học rất kỹ về chương trình luật lệ giao thông. Hết lớp 12 thì phải có bằng lái xe máy, lái xe ô tô” - đại biểu Chung nói thêm.

Đồng tình với các ý kiến trên, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Trịnh Thế Khiết cho rằng ở nước ngoài người ta tạo ra tính tự chủ rất cao cho người dạy và người học.

“Khi học xong người học có thể tự tin sử dụng kiến thức của mình, suy nghĩ của mình vào các hành động thực tiễn. Như các nước, tốt nghiệp trung học phổ thông thì người ta đã có một cái nghề cơ bản, nhưng ở ta học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ra không biết làm cái gì đâu” – ông Khiết bày tỏ.  

Ông Chung và ông Khiết đề nghị cần phải tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến, mời các tổ chức giáo dục, tổ chức đánh giá giáo dục có uy tín góp ý cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa của VN.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar