15/08/2014 16:13 GMT+7

Có phải bồi thường chi phí đào tạo?

Luật sư NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN
Luật sư NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN

TTO - Tôi có làm một hợp đồng đào tạo với công ty cho đi học nước ngoài sau khi học xong phải về làm cho công ty ít nhất 15 năm nếu không sẽ phải bồi thường phí đào tạo.

Sau khi tôi học xong về thì được ký hợp đồng 1 năm, sau khi hết hạn hợp đồng tôi không thấy công ty ký tiếp hợp đồng lao động với mình. Tôi có hỏi thì công ty bảo ký sau, đến giờ đã hết hạn hợp đồng đươc 2 tháng rồi.

Vậy nếu tôi bỏ đi làm cho công ty khác thì tôi có phải đền tiền đào tạo không? (vì số tiền khá lớn khoảng gần 3 tỷ đồng). Xin chân thành cảm ơn!

(Nguyễn công bình - Congbinh919@... )

Trả lời:

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, đối với hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn mà khi hết hạn HĐLĐ nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới.

Nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Tham chiếu thông tin của bạn với quy định nêu trên, chúng tôi chia ra hai trường hợp chung như sau:

- Trường hợp thứ nhất: khi HĐLĐ của bạn hết hạn mà công ty chưa ký hợp đồng mới và bạn cũng không tiếp tục làm việc tại công ty kể từ ngày HĐLĐ hết hạn. Trong trường hợp này, HĐLĐ giữa bạn và công ty đã chấm dứt theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012.

Do đó bạn có quyền đi làm việc cho công ty khác mà không phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho công ty.

- Trường hợp thứ hai: khi HĐLĐ của bạn hết hạn, mặc dù công ty chưa ký hợp đồng mới nhưng bạn tiếp tục làm việc tại công ty trong thời gian 2 tháng kể từ ngày HĐLĐ hết hạn. Trong trường hợp này, HĐLĐ giữa bạn và công ty được chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Do đó, bạn có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện HĐLĐ này. Nếu bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bạn sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty theo khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động 2012.

Lưu ý rằng, đơn phương chấm dứt HĐLĐ (loại không xác định thời hạn) trái pháp luật là trường hợp chấm dứt HĐLĐ mà không thông báo cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012.

Bạn cũng nên lưu ý đến các thỏa thuận cụ thể trong Hợp đồng đào tạo với công ty để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho mình.

Luật sư NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng xóm tự ý tháo dỡ đường dây điện nhà tôi, phải phản ánh tới đâu?

Tôi và hàng xóm tranh chấp đất đai. Chủ nhà đó tự ý cắt đường dây điện, tháo đường ống cấp nước và đường truyền Internet của nhà tôi.

Hàng xóm tự ý tháo dỡ đường dây điện nhà tôi, phải phản ánh tới đâu?

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Công ty tôi phá sản, còn nợ tiền bảo hiểm xã hội của nhân viên và giữ sổ bảo hiểm, phải làm sao?

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Đất chưa có sổ có chia thừa kế được không?

Đất khai hoang chưa có sổ, người sử dụng đất chết không để lại di chúc thì có chia thừa kế được không?

Đất chưa có sổ có chia thừa kế được không?

Không cấp dưỡng theo nghĩa vụ có bị xử lý?

Nếu những người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh, từ chối cấp dưỡng thì có bị xử lý không? Hình thức xử lý như thế nào? (Một bạn đọc)

Không cấp dưỡng theo nghĩa vụ có bị xử lý?

Cô ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu chưa thành niên, cơ nhỡ hay không?

Hai cháu tôi (gọi tôi bằng cô ruột) mồ côi, vậy tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các cháu hay không?

Cô ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu chưa thành niên, cơ nhỡ hay không?

Ủy quyền cho người khác dẫn con nhỏ đi du lịch nước ngoài thế nào?

Con tôi năm nay 13 tuổi, mùa hè này tôi muốn cho con tôi đi du lịch nước ngoài kết hợp học tập trong một tháng cùng người thân, vậy thủ tục ủy quyền như thế nào?

Ủy quyền cho người khác dẫn con nhỏ đi du lịch nước ngoài thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar