19/03/2019 08:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có nên xét nghiệm sán heo ồ ạt?

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Ngày 18-3, mặc dù Hà Nội mưa gió suốt ngày nhưng vẫn có khoảng 900 gia đình ở Thuận Thành, Bắc Ninh đưa con ra Hà Nội xét nghiệm tìm sán heo, chưa kể hàng trăm gia đình khác được xét nghiệm ngay tại hai xã Mão Điền, Thanh Khương cùng huyện này.

Có nên xét nghiệm sán heo ồ ạt? - Ảnh 1.

Lấy mẫu máu xét nghiệm cho một bé 3 tuổi ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh - Ảnh: LAN ANH

Việc cần làm là hãy uống thuốc xổ giun và cần sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách uống.

Ý kiến các bác sĩ

Chị Phan Thị Nho, gia đình có tới 6 con, cháu đang học mầm non ở xã Mão Điền, cho biết gia đình đã đặt xe đưa các cháu đi Hà Nội xét nghiệm lúc 4h sáng 18-3, sau khi nghe được thông tin trên loa là bác sĩ sẽ về tận nơi lấy mẫu, gia đình đã đến đây.

Tại Hà Nội, bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho biết đã có những gia đình đến bệnh viện từ 4h sáng để xét nghiệm. Phụ huynh cho biết đã gọi con, cháu dậy từ lúc 1h sáng để đi khám vì lo đến muộn, bệnh viện đông.

Có cần thiết phải xét nghiệm hàng loạt?

Đã có tới 3.000 gia đình Bắc Ninh ra Hà Nội trong 4 ngày qua (từ 15 đến 18-3), thậm chí khi Bắc Ninh đã thực hiện xét nghiệm miễn phí tại chỗ, ngày 18-3 vẫn có 900 gia đình đưa con đi xét nghiệm, cả gia đình vất vả, chưa kể chi phí mỗi mẫu xét nghiệm (thông thường các gia đình xét nghiệm ba loại sán heo, sán chó và sán lá gan) lên tới 1 triệu đồng. 

Trong bốn ngày vừa qua, các gia đình Bắc Ninh đã chi ít nhất trên 2 tỉ đồng tiền xét nghiệm cho các con ở hai bệnh viện của Hà Nội.

Trong khi đó, tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định miễn phí xét nghiệm cho học sinh 19 trường mầm non nghi nhiễm sán heo. Theo thông tin từ lãnh đạo Sở Y tế Bắc Ninh, 19 trường này cùng sử dụng thực phẩm của một nhà cung cấp nghi đã đưa thịt bẩn vào trường. Tối 18-3, các mẫu xét nghiệm lấy từ Bắc Ninh đã được chuyển ra Hà Nội.

Điều quan trọng là có cần phải xét nghiệm máu hàng loạt như vậy không? Theo một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, không cần phải xét nghiệm hàng loạt do việc chẩn đoán hiện tại có đang nhiễm ấu trùng sán heo hay không dựa vào nhiều yếu tố, vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã nhiễm bệnh từ trước và hiện đã diệt được.

Vậy Sở Y tế và UBND tỉnh Bắc Ninh đã ở đâu trong việc 3.000 gia đình đưa con ra Hà Nội xét nghiệm? Việc người dân nghi ngờ thức ăn trường học bị tuồn thịt bẩn - câu chuyện ầm ĩ từ giữa tháng 2-2019, đến ngày 5-3 phụ huynh học sinh kiểm tra bếp nhà trường và phát hiện thịt gà bị mủn, đến ngày 7-3 có 2 trong số 3 học sinh đi xét nghiệm đầu tiên có kết quả dương tính với ấu trùng sán heo… 

Nhưng tỉnh Bắc Ninh, ngành y tế tỉnh tuyệt nhiên không truyền thông cho người dân biết về bệnh, cách chữa trị, dẫn đến việc phụ huynh lo sợ, ồ ạt ra Hà Nội, vừa vất vả vừa tốn kém.

Có nên xét nghiệm sán heo ồ ạt? - Ảnh 3.

Mẫu thịt heo nhiễm bệnh sán dây heo - Ảnh: N.N.

Điều trị sán heo được không?

Theo ông Nguyễn Quang Thiều - phó viện trưởng Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng T.Ư, có hai loại bệnh do sán heo. Thứ nhất là nhiễm sán trưởng thành từ thịt heo có ký sinh các kén như hạt gạo, thường được gọi là heo gạo. 

Thứ hai là nhiễm trứng sán heo (ấu trùng sán) từ các loại rau sống có dính trứng, đặc biệt là các loại rau thủy sinh. Ấu trùng sán có thể vào máu và di chuyển qua các cơ quan như da, não…

Hiện thống kê chung của hai bệnh viện dừng lại ở mức 209 ca dương tính với ấu trùng sán heo sau hơn hai ngày xét nghiệm (chưa tính ngày 17 và 18-3) và có đến 14-19 xã có ca dương tính, vì vậy việc Bắc Ninh tổ chức xét nghiệm miễn phí, nhưng chỉ xét nghiệm cho lứa tuổi mầm non là chưa đủ. 

Tỉnh Bắc Ninh nên có hướng dẫn để các bậc cha mẹ không quá lo lắng, triển khai điều tra dịch tễ và tổ chức xét nghiệm điều trị phù hợp, thay vì chỉ miễn phí xét nghiệm ở khối mầm non nhằm đối phó với dư luận.

Nghi nhiễm sán heo, chỉ cần xổ giun theo chỉ định

"Thay vì lo lắng, ồ ạt đưa trẻ đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm, phụ huynh hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có thể cho trẻ uống thuốc xổ giun theo chỉ định của bác sĩ. Nếu ký sinh trùng 'chạy nhầm đường' mới xét nghiệm máu" - là lời khuyên của các bác sĩ trước thực tế hàng nghìn phụ huynh ở Bắc Ninh đồng loạt đưa con lên Hà Nội xét nghiệm máu.

ThS.BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho biết sán heo (hay còn gọi là sán xơ mít) là động vật lưỡng tính, màu trắng đục, dài và có đốt.

Chúng thường sống và bám chắc tại ruột non của con người để hút chất dinh dưỡng và sinh sản. Tại đây, phía đuôi từng đốt sẽ bị rụng, đầu còn lại sẽ mọc ra như "tre già, măng mọc".

Phần đốt chứa trứng sán đi ra ngoài theo đường phân. Nếu heo ăn phải thức ăn chứa trứng này thì chúng sẽ nở thành nhộng và đóng kén, như hạt gạo (vì thế thường gọi là sán gạo) và sống tại các thớ thịt. Khi con người ăn trúng thịt chứa sán gạo này, chúng sẽ nở thành con sán trưởng thành và cứ thế diễn ra theo đúng vòng đời.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sán gạo không nở thành sán trưởng thành khi vào cơ thể. Đây là trường hợp rất nguy hiểm vì sán gạo sẽ đi lung tung khắp cơ thể và đóng kén tại gan, tim, mắt, não... gây mù lòa, viêm dây thần kinh mắt, viêm màng não, liệt chi, co giật... - BS Lưu Phương lưu ý.

Theo Cục Y tế dự phòng, để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán heo hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài...

Theo các bác sĩ, việc cần làm là hãy uống thuốc xổ giun và cần sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách uống.

Để chủ động phòng ngừa và "dập tắt" các loại bệnh sán, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn các thực phẩm như nem chua, thịt heo tái, rau sống không đảm bảo vệ sinh. Quản lý phân tươi, không phóng uế bừa bãi, rửa tay bằng xà phòng 15 giây sau khi đi vệ sinh, không nuôi heo thả rông...

XUÂN MAI

TTO - Ông Nguyễn Nhân Chiến, bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, đã nhấn mạnh điều này khi về làm việc ở huyện Thuận Thành - địa phương có 209 trẻ dương tính với ấu trùng sán cho đến nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar