21/05/2008 04:07 GMT+7

Có nên ngoáy tai cho bé?

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG(BV Nhi Đồng 1,TP.HCM)
BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG(BV Nhi Đồng 1,TP.HCM)

TT - Phòng khám tai mũi họng nhi hầu như tuần nào cũng gặp trường hợp người thân ngoáy tai cho bé bằng que nhựa hai đầu có quấn sẵn bông gòn, rồi... thấy tai bé chảy máu. Người thân hoảng hốt, lo âu không biết con mình có bị thủng màng nhĩ không? Có điếc không?

Phóng to

Ống tai của trẻ rất nhỏ, que bông sẽ đẩy ráy tai càng lúc vào sâu trong ống tai

TT - Phòng khám tai mũi họng nhi hầu như tuần nào cũng gặp trường hợp người thân ngoáy tai cho bé bằng que nhựa hai đầu có quấn sẵn bông gòn, rồi... thấy tai bé chảy máu. Người thân hoảng hốt, lo âu không biết con mình có bị thủng màng nhĩ không? Có điếc không?

Ráy tai được tiết ra bởi một tuyến đặc biệt nằm ở da của một phần ba ngoài ống tai. Ráy tai có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ.

Theo thống kê, có khoảng 90% trẻ em không cần lấy ráy tai, vì ráy tai sẽ cùng với lớp biểu bì của da ống tai bị bong tróc ra dần dần, chuyển theo hướng từ trong ra ngoài cửa tai để đưa vi khuẩn, bụi bặm ra ngoài làm sạch ống tai.

10% còn lại trẻ có cơ địa tạo thành nút ráy tai chưa rõ nguyên nhân. Đó là ráy tai không được chuyển ra ngoài lâu ngày tạo thành một nút cứng lấp hết toàn bộ ống tai, gây ù tai hoặc nghe kém. Hoặc là sau khi gặp nước sẽ nở ra gây đau tai đột ngột, dữ dội, đặc biệt là sau khi đi tắm ở hồ bơi. Các trường hợp này cần khám bác sĩ tai mũi họng mỗi tháng một lần để được lấy ráy tai ra một cách an toàn.

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều que bông gòn đủ kích cỡ, nhìn có vẻ như an toàn tuyệt đối. Do vậy, quí phụ huynh hay sử dụng để làm vệ sinh tai cho trẻ, đặc biệt sau khi tắm.

Tuy nhiên, không nên ngoáy tai cho trẻ bằng que bông gòn vì ống tai của trẻ rất nhỏ, que bông sẽ đẩy ráy tai càng lúc vào sâu trong ống tai. Lâu ngày sẽ tạo thành nút ráy tai ở sâu bên trong rất khó lấy ra. Gặp khi trẻ không hợp tác giãy giụa sẽ rất dễ bị chấn thương ống tai ngoài do da ống tai của trẻ rất mỏng, và nguy hiểm hơn đôi khi có thể làm thủng màng nhĩ.

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG(BV Nhi Đồng 1,TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên bảo vệ hỗ trợ cứu sống ngoạn mục người đàn ông bị ngưng tim ở bãi biển Nha Trang

Một người đàn ông được cứu sống ngoạn mục sau khi ngưng tim, ngưng thở tại bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa).

Nhân viên bảo vệ hỗ trợ cứu sống ngoạn mục người đàn ông bị ngưng tim ở bãi biển Nha Trang

9 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở đám giỗ, một cụ bà 84 tuổi sốc nhiễm trùng

Sau bữa ăn giỗ tại nhà một người dân ở phường Phong Dinh (TP Huế), 9 người phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm.

9 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở đám giỗ, một cụ bà 84 tuổi sốc nhiễm trùng

Bộ Y tế phản hồi về đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi

Nhiều người dân thắc mắc về việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, đặc biệt người trên 70 tuổi khi sức khỏe giảm sút.

Bộ Y tế phản hồi về đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi

Sức khỏe nạn nhân được cứu trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã ổn định

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 20-7, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho hay sức khỏe 9 nạn nhân vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long được cứu sống đang được điều trị tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.

Sức khỏe nạn nhân được cứu trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã ổn định

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, trạm y tế sẽ có chức năng giám sát, xử lý ngộ độc thực phẩm; thanh tra, kiểm tra và thẩm định về điều kiện an toàn thực phẩm...

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Cách trị viêm loét dạ dày - tá tràng qua bữa ăn

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa. Bệnh không chỉ gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Cách trị viêm loét dạ dày - tá tràng qua bữa ăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar