05/12/2024 13:17 GMT+7

Có nên cho tiền người nước ngoài du lịch bụi?

Khi quyết định đi du lịch, nhất là du lịch nước ngoài, người ta phải đảm bảo trong túi có đủ tiền. Nhưng đang có một kiểu du lịch 'ăn xin' lộ phí.

Có nên cho tiền người nước ngoài du lịch bụi? - Ảnh 1.

Một người đàn ông Âu Mỹ to lớn đứng ngay trụ đèn giao thông ven đường, tay cầm tấm bảng viết: "Help to Survive" (giúp sống sót) để xin tiền - Ảnh: Internet

Mới đây, cộng đồng mạng bình luận sôi nổi bức ảnh chụp một "ông Tây" tay cầm tấm bảng làm bằng bìa giấy với dòng chữ: "Tôi đi du lịch mà không có tiền. Xin hãy ủng hộ chuyến đi của tôi".

Năm 2019, trên một diễn đàn dành cho người trẻ yêu thích du lịch đã đăng tải hình ảnh hai người đàn ông ngoại quốc ngồi trên vỉa hè với một tờ giấy được ghi bằng tiếng Việt: "Xin chào, tôi đi bằng xe máy 25.000 km, tôi bắt đầu từ Việt Nam - Campuchia - Thái Lan - Malaysia và trở về Việt Nam. Bây giờ tôi muốn đi đến Trung Quốc. Bạn có thể hỗ trợ tôi. Cảm ơn bạn".

Tại Phú Quốc (Kiên Giang) cũng từng xảy ra việc một nữ du khách nước ngoài ngồi thiền trên vỉa hè với tấm biển ghi dòng chữ: "Thiền để được may mắn. Cần tiền". Lý do xin tiền khó vậy mà cũng nghĩ được!

Nhiều người cho rằng những người xin tiền kiểu này làm xấu hình ảnh của người đi du lịch và cả cộng đồng du lịch bụi chân chính. Đây là một kiểu "xách ba lô" đi du lịch bằng cách kêu gọi lòng tốt của người dân bản xứ (nếu không có thể dẫn đến làm việc bất hợp pháp, lao động chui).

Cách đây ba tháng, trên một trang mạng quốc tế thảo luận các vấn đề liên quan đến Việt Nam, một người đặt câu hỏi: "Thỉnh thoảng, khi lái xe quanh Sài Gòn, tôi thấy những người nước ngoài cầm bảng xin tiền. Tôi muốn giúp họ nhưng lại không biết có bị lừa đảo hay không? Bạn nghĩ những người này có thật lòng và xứng đáng được giúp đỡ?".

Trong bức ảnh là một người đàn ông Âu Mỹ to lớn đứng ngay trụ đèn giao thông ven đường, tay cầm tấm bảng viết: "Help to Survive" (giúp sống sót).

Nhiều người nước ngoài đã để lại bình luận đa số không đồng ý với việc trên. Nhiều người nước ngoài thấy xấu hổ. Một vài người thể hiện quan điểm: "Là một người nước ngoài sống tại TP.HCM, việc nhìn thấy những người du lịch bụi ăn xin là điều khó chịu hơn bất cứ điều gì khác. Nhiều khả năng họ có đủ tiền để định cư ở đây nhưng vẫn muốn lợi dụng lòng tốt của những người tiếp đón họ".

Một người Mỹ viết: "Vợ chồng tôi đều làm những công việc có thu nhập trung bình ở Mỹ, chúng tôi không có nhiều tiền nhưng đã có trải nghiệm khá tuyệt vời mỗi lần chúng tôi đến Việt Nam. Trừ khi người kia làm mất tất cả các giấy tờ hoặc bị lừa hết tiền thì không có lý do gì để xin tiền. Ngay cả khi mất giấy tờ, việc liên lạc với bạn bè hoặc gia đình ở quê nhà để xin một ít tiền sẽ dễ hơn đi xin tiền".

Đây không phải lần đầu chủ đề người du lịch ăn xin tại Việt Nam được mang ra bàn tán sôi nổi trên diễn đàn này. Câu chuyện tương tự cũng thấy tại các nước như Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)...

Người Việt cần nhiệt tình đúng chỗ

Tôi và nhiều người khác hẳn đều thấy vui khi xem những video clip, thông tin về sự hiếu khách, tử tế của người Việt khi giúp đỡ người nước ngoài gặp tai nạn khi đi du lịch tại Việt Nam. Nhưng góp tiền để họ có đủ kinh phí cho chuyến du lịch lại là chuyện khác.

Bình luận của một người nước ngoài trên diễn đàn về những trường hợp người nước ngoài xin tiền tôi thấy thật chí lý: "Nếu thật sự gặp rắc rối, khách du lịch có thể liên lạc với bạn bè, gia đình, người sử dụng lao động để gửi tiền qua Western Union... Hay có thể liên lạc với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán...". Bởi đây là những người có thể giúp họ dễ dàng về tài chính và với công nghệ hiện nay thì quá dễ để làm. Người đi du lịch đương nhiên thừa biết điều này nhưng có những người lại không làm.

Thiết nghĩ lòng tốt cần đặt đúng chỗ. Chính quyền các địa phương, nhất là nơi thu hút đông khách du lịch quốc tế, cũng cần mạnh tay khi phát hiện những du khách chỉ "xách ba lô" và... xin tiền.

Người nước ngoài xin tiền: Nhiều cách xử lý vẫn khó xử!

TTO - Dư luận tuần qua rất quan tâm tới chuyện cô gái Nga ngồi thiền xin tiền trên vỉa hè ở thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Liệu hành vi này có bị cấm, nhất là đối với người nước ngoài?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Khơi miệng cống ở bãi biển Nhơn Lý khiến nước thải đen ngòm, hôi thối tràn ra biển, khiến người dân và du khách hoảng sợ.

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

Khánh Hòa cho biết đã tiếp nhận thông tin việc doanh nghiệp đổ đất lấp một đoạn sông Quán Trường tại phường Nam Nha Trang.

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Nhiều hộ gia đình sống tại các chung cư ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã cơi nới ban công thành 'chuồng cọp' sắt kiên cố.

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng vỉa hè, lòng đường vẫn bị lấn chiếm, mong chính quyền xử lý dứt điểm, có biện pháp lâu dài.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Hệ thống cống thoát nước mưa tại xã Ea Na (tỉnh Đắk Lắk) 'tắc' suốt 3 năm nay, khiến nhiều hộ dân khốn khổ vì nước tràn vào nhà.

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, phân làn giao thông như thế nào?

Trong thời gian mở rộng tuyến cao tốc về miền Tây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, việc đi lại của người dân sẽ có nhiều thay đổi.

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, phân làn giao thông như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar