05/12/2016 12:45 GMT+7

Có một Hà Nội như thật trong tranh

HOÀNG THU PHỐ
HOÀNG THU PHỐ

TTO - Vẫn là Hà Nội với những ngõ nhỏ, phố nhỏ, những ô cửa sổ cũ, mái nhà cũ… nhưng qua tranh của họa sĩ Phạm Bình Chương, người ta có cảm giác sững sờ, “đứng hình”, thậm chí muốn bước vào khuôn hình đó…

Họa sĩ Phạm Bình Chương đã tổ chức nhiều triển lãm cá nhân: Xuống phố (2004), Câu chuyện bên lề đường (2005), Xuống phố 2 (2007), Golden Place (2012)…

Sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ Hà Nội (phố Hàng Gà), họa sĩ Phạm Bình Chương nói, anh bị Hà Nội “hút hồn”. Bởi những cái cũ nhuốm màu thời gian thường gợi cho ta nhớ về quá khứ.

Đặc biệt, theo anh, ánh sáng ở Hà Nội, đặc biệt ở khu phố cổ rất huyền ảo vì nó là ánh sáng gián tiếp, qua cây, qua sự phản chiếu, hoặc le lói do nhiều vật cản.

Có lẽ do Hà Nội nhiều cây và phố nhỏ nên nó bí ẩn, quyến rũ và rất thân thương.

Gắn bó máu thịt với khu phố cổ, vì thế, không lạ, khi trong tranh của anh, Hà Nội hiện ra ở các góc phố xưa, ô cửa cũ. Nhưng lạ, thậm chí sững sờ, không tin vào mắt mình, là khi đứng trước những bức tranh của anh, được vẽ theo lối hiện thực.

Những bức tranh sống động, như thật khiến người ta có cảm giác như vừa bắt gặp đâu đó, vừa lướt qua…

Hoặc cũng có những bức tranh, như khi Phạm Bình Chương vẽ về hiệ sách cũ góc đường Thi Sách, thì nhiều người rưng rưng một trời ký ức.

Ở đó, một tuổi thơ chắt chiu tiền quà sáng để ra thuê những cuốn truyện cũ về đọc. Ở đó, là một ấu thơ trong trẻo, và hiệu sách đó mở ra biết bao không gian, biết bao câu chuyện đẹp đẽ về tình bạn, tình người…

Tôi quan niệm họa sĩ phải nên chọn một con đường riêng, và bền. Ngoài ra nó phải khó, phải kỳ công. Khi tôi bắt đầu vẽ hiện thực phố thì chưa có ai trước đó vẽ cả, và tôi thích sự độc đáo đó.
Phạm Bình Chương

Bức tranh đầu tiên Phạm Bình Chương vẽ theo hiện thực là vẽ phố Hàng Đường. Sau đó, những góc phố cổ đi vào trong tranh của anh rất nhiều.

Đặc biệt, một loài cây của Hà Nội hiện ra, vừa xao xác vừa ám gợi, trong tranh của Phạm Bình Chương, đó là cây bàng. Chương nói, anh thích cây bàng vì đây là loài cây gắn với Hà Nội từ xưa, và nó cũng gắn với văn thơ nhạc về Hà Nội.

“Cây bàng rất thú vị vì nhìn nó là biết đang là mùa gì: mùa xuân lá non nhú xanh lá mạ, mùa hạ lá to xanh biếc, mùa thu lá đỏ và mùa đông thì trụi lá. Mùa nào bàng cũng đẹp và tôi đã vẽ hết các mùa rồi mà không chán”, họa sĩ nói.

Chọn chất liệu sơn dầu và theo đuổi trường phái hiện thực, mỗi bức tranh của Phạm Bình Chương đều mang tới cảm giác chân thực, sống động.

Để hoàn thành một bức tranh, anh thường trải qua 4 công đoạn là: ký họa, chụp ảnh, lên bàn dựng và vẽ. Ký họa nhanh để nắm bắt bố cục. Sau đó là chụp ảnh để lấy chi tiết.

Còn màu sắc thì hoàn toàn sáng tạo theo cảm xúc riêng, đó chính là ký ức đó, máy tính cũng giúp nhiều thứ, khỏi mất thời gian, ví dụ thêm bớt hình ảnh, thay đổi màu sắc, sắc độ…

Say mê với những góc phố Hà Nội, họa sĩ Phạm Bình Chương đã từng thử chuyển đề tài khi vẽ về Hội An, và TP. HCM.

Anh chia sẻ: "Hiện tôi đang sống ở TP.HCM như người dân thành phố. Phải nói cuộc sống quá vui, quá dễ chịu, nhưng nó quá “mới”. Chắc là do thời tiết khô nên đố bạn tìm được ngôi nhà nào có “mái ngói thâm nâu” đấy. Nó thiếu cái “nước thời gian”.

"Hội An thì bình yên mãi như một thời đã có, TP.HCM thì ngày một giàu đẹp. Hà Nội thì mong manh, cái cũ ngày một mất đi (thậm chí rất đột ngột) để lại tiếc nuối, và đó chính là cảm hứng cho tôi vẽ. Sáng tác như  là sự chạy đua với thời gian, và bức tranh vẽ xong lại trở nên quý. Tuy nhiên cảm xúc người sáng tác rất khó đoán, có thể chỉ ngày mai tôi lại vẽ về Sài Gòn thì sao? Không ai biết được, kể cả tôi”, Phạm Bình Chương cho biết.

Họa sĩ Phạm Bình Chương sinh năm 1973, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hiện là trưởng nhóm Họa sĩ hiện thực (thành lập năm 2014), xưởng vẽ của anh ở phố Lương Ngọc Quyến, Hà Nội.

Phạm Bình Chương chia sẻ, anh bị nhiều người “vu” cho là vẽ theo lối cực thực (hyperrealism). Thực tế, anh đi theo “hiện thực” (realism).

Sau thất bại ở triển lãm chung đầu tay với bạn bè, trong khi bạn bán được tranh còn tranh mình không ai mua, Phạm Bình Chương bắt đầu tìm cho mình một lối đi riêng.

Xem tranh của Phạm Bình Chương vẽ Hà Nội: 

Kể cả khi vẽ tranh với đề tài con người, cảnh sinh hoạt, họa sĩ Phạm Bình Chương vẫn chọn những nội dung gợi hình ảnh xưa cũ. Trong ảnh là tác phẩm Dáng mẹ.

Tác phẩm Góc phố bình yên khiến những người đang sống xa Hà Nội muốn được về, ngồi xuống quán nước trà nóng giữa mùa đông có chút nắng vàng

Trong tranh của Phạm Bình Chương cây bàng xuất hiện nhiều lần, lúc khẳng khiu, khi đỏ rực, lúc nhú xanh những chùm lá xanh non. Trong ảnh là tác phẩm Mùa đông.

Màu vàng thường xuất hiện trong những bức tranh “như thật” của Phạm Bình Chương. Trong ảnh là tác phẩm Những ô cửa

Hà Nội là chủ đề gắn bó với Bình Chương. Trong khoảng năm năm trở lại đây, anh vẽ khoảng 100 bức tranh với đề tài phố cổ Hà Nội. Trong ảnh là tác phẩm Quán bên hè.

Hà Nội là chủ đề gắn bó với Bình Chương. Trong khoảng năm năm trở lại đây, anh vẽ khoảng 100 bức tranh với đề tài phố cổ Hà Nội. Trong ảnh là tác phẩm Quán cũ.

Hiệu cho thuê sách cũ ở số 2 phố Thi Sách khiến nhiều người rưng rưng nhớ về một thuở
HOÀNG THU PHỐ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar