03/01/2021 13:33 GMT+7

Cô Kem về lại điểm trường xưa

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Từng học ở lớp học giữa làng, qua bao nỗ lực, cô học trò người H’rê Đinh Thị Kem trở thành cô giáo. 10 năm rồi cô giáo Kem gắn bó với điểm trường lẻ ngày xưa theo học, dạy những thế hệ tiếp theo của làng.

Cô Kem về lại điểm trường xưa - Ảnh 1.

Gò từng nét chữ cho trò nhỏ xóm Đèo, cô Kem hi vọng con chữ sẽ giúp thế hệ tiếp theo thẳng thớm, hoài bão - Ảnh: TRẦN MAI

Ngoài dạy chữ, cô Kem lấy chính câu chuyện của mình làm bài giảng hun đúc tinh thần vượt khó vươn lên của bọn trẻ H’rê ở xóm Đèo (xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi).

Mình lớn lên ở đây, bập bẹ những con chữ đầu đời ở lớp học này. Mình là người đồng bào H’rê nên hiểu các cháu nhất. Năm nào cũng có học sinh có hoàn cảnh khó khăn, muốn nuôi chữ phải nuôi cả người nữa.

Cô Đinh Thị Kem

Lớp học chia đôi

"A... b... a... ba, e... m... e... me nặng mẹ". Tiếng ê a tập đọc của học trò lớp 1 đồng thanh sau lời cô Kem. Vừa xong, giọng cô Kem lại chuyển sang: "Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện Đất quý đất yêu. Con nào xung phong kể lại câu chuyện Đất quý đất yêu dựa trên các bức tranh đã sắp xếp?". 

Mới nghe, chúng tôi cứ ngỡ có sự nhầm lẫn gì. Nhưng khi bước vào lớp học mới hay hóa ra một lớp học 12 cháu mà có cả học sinh lớp 1 và lớp 3 cùng học chung.

Tấm bảng được cô Kem chia đôi. Bên này dành cho lớp 1, bên kia dành cho lớp 3. Phải thật sự kiên nhẫn mới có thể dạy học trong hoàn cảnh trớ trêu như vậy nhưng cô Kem bảo "đã quen rồi". 

10 năm dạy học ở xóm Đèo, chừng ấy thời gian lớp học có ít nhất hai nhóm, có năm đến ba nhóm cùng học. "Mình phải cố gắng chứ, chỉ cần các cháu ngoan, chăm học thì cực tí cũng chẳng sao" - cô Kem chia sẻ.

Xóm Đèo nằm lẩn khuất dưới tán rừng keo, dù chỉ cách TP Quảng Ngãi tầm 20km. Từng có thời gian muốn học trò ra lớp, cô Kem phải đi vận động. 

"Mình tới lui nhà vận động phụ huynh quan tâm, dặn dò con ra lớp đúng giờ. Đến mức họ bực mình, bảo sao cứ tới lui nhà họ hoài, con họ không thích học mà đi ép. Lúc đó mình buồn lắm, may mà ở làng có được bốn người quyết tâm học. 

Giờ ba người làm giáo viên, một làm cho ngành điện, cuộc sống ổn định hơn, mình dựa vào đó mà giải thích nên dần cũng êm xuôi hơn" - cô Kem trải lòng.

Chuyện đó cũng xảy ra lâu, bây giờ nhận thức của phụ huynh tốt hơn, cô Kem không còn nhọc công đi khắp làng nữa. Chẳng biết ngày xưa cô Kem vất vả thế nào, bởi khi chúng tôi đến nhìn quanh xóm Đèo vắng lặng chỉ có vài người già, cha mẹ bọn trẻ đi rẫy kiếm cái ăn. 

"Mỗi ngày dạy xong mình phải dẫn bọn trẻ về giao cho ông bà, nhà nào không có người lớn mình dẫn về nhà mình ở, ăn trưa, ăn tối. Đến khi nào cha mẹ các cháu về thì mình giao lại" - cô Kem cười hiền.

Nuôi chữ, nuôi người

Sau 3 năm học ở điểm lẻ xóm Đèo, đến lớp 4 các cháu chuyển xuống điểm chính học. Nếu nắm kiến thức không vững, học chung với lớp học phần lớn là người Kinh sẽ không theo kịp, các em sẽ nản và bỏ học. 

Bởi vậy, cô Kem bảo rằng chẳng biết làng mình có từ bao giờ, nhưng trước giờ chỉ có bốn người có thành tích cao nhất là học cao đẳng, trong đó có cô Kem. 

Nhiều lần ban giám hiệu Trường tiểu học Hành Dũng thấy cô vất vả, tính chuyển cô về điểm trường chính dạy nhưng cô Kem đều từ chối. Lý do chính vẫn chỉ đơn giản là vì bọn trẻ.

Năm học này, cháu Đinh Thị Minh Thư (lớp 1) và Phạm Anh Tuấn (lớp 3) có hoàn cảnh éo le. Ba mẹ ly dị, hai đứa trẻ sống với ông bà. Bản tính những đứa trẻ H’rê thường thu mình lại khi gặp chuyện. 

Mỗi ngày cô Kem phải theo dõi tâm lý của Thư và Tuấn. Hôm nào hai cháu ngồi im lặng hoặc không đến lớp, cô Kem lại hỏi thăm. Thường là các cháu chưa ăn sáng, hoặc từ tối qua chẳng có thứ gì vào bụng. Thế là cô Kem phải giúp các cháu no cái bụng trước khi bỏ chữ vào đầu.

Từ quần áo, sách vở đều một tay cô Kem chăm bẵm. Mỗi lần xin được quà gì, hay có nhà hảo tâm ghé thăm, cô Kem lại dành cho Thư và Tuấn đầu tiên. Thư cũng cảm nhận được cô Kem yêu thương mình. 

"Cô Kem thương con lắm, cô hay cho con quà. Sau này lớn, con cũng muốn làm cô giáo" - Thư nói. Cô Kem chắc chắn là thần tượng lớn nhất của Thư và ước mơ thơ ngây của cô bé chính là nghề của cô giáo Kem. Đó cũng là động lực để cô Kem gắn bó mãi với điểm trường heo hút này.

Những đóng góp được ghi nhận

Cô Đinh Thị Kem là 1 trong 63 giáo viên cả nước được tuyên dương tại chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Ủy ban Dân tộc tổ chức.

Chương trình nhằm tri ân những đóng góp của giáo viên dạy học cho con em dân tộc thiểu số. "Vinh dự khi mình đại diện giáo viên Quảng Ngãi tham gia một chương trình lớn. Cũng nhờ chuyến đi ấy mà mình có thêm niềm tin. Nhiều thầy cô còn dạy ở những nơi khó khăn hơn mình cả trăm lần, câu chuyện của đồng nghiệp khiến mình nể phục và thấy mình thật nhỏ bé" - cô Kem chia sẻ.

Cô giáo ở lớp học 'Mùa xuân'

TTO - Điểm trường 'Mùa xuân' cách trung tâm xã 27km và cách trung tâm huyện 67km, cô Tông phải vượt quãng đường bùn lầy, dốc đá lởm chởm và có nhiều đoạn chiều ngang con đường chỉ khoảng nửa mét, 1 bên là núi, 1 bên là vực...

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar