23/08/2023 10:00 GMT+7

Cơ hội và thách thức cho gạo Việt giữa bão xuất khẩu

Xuất khẩu gạo đang đứng trước nhiều kỳ vọng tăng thị phần lẫn giá trị kim ngạch xuất khẩu trong các tháng tới nếu có thể tận dụng tốt giai đoạn “then chốt” hiện nay.

Bối cảnh thuận lợi cho gạo Việt

Mới đây, quốc gia chiếm hơn 40% thị phần xuất khẩu gạo thế giới là Ấn Độ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (chiếm hơn 80% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước này). Không lâu sau đó, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Nga lần lượt thông báo ngừng xuất gạo ra nước ngoài.

Sau Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng xứ sở Chùa Vàng đang phải chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán mất mùa do tác động của El Nino khiến lượng mưa thấp hơn bình thường.

Do vậy, Việt Nam đang đứng trước yếu tố "thiên thời" cực lớn và thế chủ động trên thị trường gạo thế giới. Đây là cơ hội cho gạo Việt khẳng định vị thế, đàm phán hợp đồng lâu dài với các đối tác truyền thống lẫn khai phá quan hệ thương mại với các đối tác mới.

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đang đứng trước yếu tố “thiên thời” cực lớn - Ảnh: Công ty cung cấp

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đang đứng trước yếu tố “thiên thời” cực lớn - Ảnh: Công ty cung cấp

Các "nút thắt"

Đứng trước nhiều cơ hội, nhưng gạo Việt vẫn còn nhiều thách thức về mặt chất lượng, trong đó nhiều hộ nông dân sản xuất lúa gạo theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung được thành mô hình hợp tác xã. Tại nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm, người nông dân vẫn chưa tiếp cận được giống chất lượng cao, canh tác thiếu tính liên kết giữa các bên trong chuỗi sản xuất chung để có thể áp dụng công nghệ đồng bộ dẫn đến năng suất lúa chưa đạt mức tối ưu.

Bên cạnh đó, trước các áp lực sâu bệnh, dịch hại gia tăng, yêu cầu năng suất nhưng phải giảm lượng nước và các yếu tố đầu vào…, việc áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất là cần thiết. Và đây vẫn là "ải khó" với nhiều hộ nông dân, khiến hiệu quả canh tác lúa không cao như kỳ vọng.

Người nông dân cần được phổ cập các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất - Ảnh: Công ty cung cấp

Người nông dân cần được phổ cập các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất - Ảnh: Công ty cung cấp

Trong khi để đạt được giá trị kinh tế cao, gạo Việt phải đảm bảo được những yêu cầu chất lượng và đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe của các nước nhập khẩu.

Vì vậy để gạo Việt gia tăng năng suất, cải thiện chất lượng, tạo dựng danh tiếng vững chắc và có thể thâm nhập vào những thị trường khó tính, ngành lúa gạo cần tập trung vào hai mũi nhọn: Thứ nhất là khâu chọn giống, bởi lẽ hạt giống tốt là tiền đề cho một vụ mùa thắng lợi về năng suất và chất lượng; Thứ hai là người nông dân cần được hướng dẫn cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phù hợp điều kiện đất đai và tập quán canh tác từng địa phương vào sản xuất.

Những sáng kiến nâng cao chất lượng

Thời gian qua, nhiều đơn vị đã và đang có nhiều sáng kiến giúp ổn định vùng nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, trong đó Công ty Syngenta Việt Nam, một trong những công ty tiên phong về các giải pháp và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp này đã kết hợp với các đơn vị, đối tác, công ty trong chuỗi giá trị lúa gạo và đã nghiên cứu thành công giải pháp GroMore (quy trình canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý an toàn và hiệu quả) đúng chuẩn SRP (Bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững quốc tế được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận). Từ đó đã kết hợp với viện, trường, khuyến nông để đưa quy trình tiên tiến này tới tay người nông dân canh tác lúa gạo.

Riêng tại ĐBSCL, Syngenta đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp xây dựng các mô hình trình diễn canh tác lúa áp dụng tiêu chuẩn SRP có ứng dụng giải pháp GroMore. Hiệu quả vượt trội của mô hình tạo được sự tin tưởng cho các hộ nông dân tham gia khảo nghiệm, và được các cơ quan chức năng đánh giá cao. Khả năng quản lý sâu bệnh hại tốt lại tiết giảm số lần phun thuốc và ổn định được năng suất, đặc biệt chất lượng thỏa mãn điều kiện về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu gạo đi các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật…

Mô hình canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP có ứng dụng giải pháp GroMore - Ảnh: Công ty cung cấp

Mô hình canh tác lúa theo tiêu chuẩn SRP có ứng dụng giải pháp GroMore - Ảnh: Công ty cung cấp

Ông Trần Thanh Sơn, nông dân tỉnh An Giang, chia sẻ: "Công ty đã đồng hành cùng bà con trong quá trình thử nghiệm và áp dụng GroMore. Tôi rất phấn khởi với kết quả đạt được, vì tính ra tiết kiệm được nhiều chi phí mà năng suất rất tốt. Giờ nhà nông làm lúa cũng phải theo tư duy mới. Tôi mong mô hình này lan tỏa nhiều hơn để nhiều bà con ở các địa phương khác cũng nắm bắt được".

Đại diện Công ty Syngenta Việt Nam, ông Trần Thanh Vũ - tổng giám đốc - cho biết: "Mục tiêu của các mô hình tiên tiến từ Syngenta là mang những giải pháp công nghệ, kỹ thuật mới trên thế giới về gần hơn đến với từng hộ nông dân, áp dụng hiệu quả trên từng thửa ruộng của bà con, để không chỉ cải thiện chất lượng gạo Việt nói chung, mà còn từng bước cải thiện đời sống, thu nhập cho người làm nông. Với các lợi thế của một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực này, Syngenta đã gắn bó với lúa gạo Việt Nam hơn 30 năm, và sẽ tiếp tục hành trình đó, để đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc sản xuất lúa gạo bền vững theo quy mô lớn và đưa ngành lúa gạo hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Trần Đề khoảng 61.513 tỉ đồng, cần sử dụng khoảng 1.331ha đất và khoảng 148.000ha mặt nước.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025.

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

Sau hơn 20 ngày vận hành thực tế, từ 4h sáng 17-5-2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga hành khách T3.

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'

Việc Mỹ và Trung Quốc quyết định tạm dừng mức thuế quan mới đối đầu trong 90 ngày để đàm phán đã tạo ra một khoảng thở quan trọng.

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar