12/02/2025 18:29 GMT+7

Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ 'made in Vietnam'?

Việc thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các công ty bảo hiểm nhân thọ 'made in Vietnam' mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Cơ hội nào cho các công ty bảo hiểm nhân thọ 'made in Vietnam'? - Ảnh 1.

Thị trường bảo hiểm nhân thọ được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực trong thời gian tới - Ảnh: CTV

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có 19 công ty bảo hiểm nhân thọ, nhưng chỉ có duy nhất Bảo Việt là doanh nghiệp 100% vốn nội địa. 

Hơn 90% thị trường vẫn do các công ty nước ngoài chi phối, với những cái tên lớn như Prudential, Manulife, Dai-ichi Life, AIA, Chubb Life...

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến cuối 2024, ngành bảo hiểm nhân thọ ghi nhận tổng doanh thu hơn 149.000 tỉ đồng. 

Nhóm 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất đang nắm giữ khoảng 76% thị phần, gồm Bảo Việt, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và AIA.

Cần có thêm các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ made in Vietnam

Theo các chuyên gia bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ không chỉ giúp người dân dự phòng rủi ro tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và tái đầu tư vào nền kinh tế.

Tính đến năm 2024, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 1.007.204 tỉ đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 210.124 tỉ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 227.495 tỉ đồng. Chi trả bảo hiểm ước đạt 93.906 tỉ đồng.

Trong năm 2024, các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 850.075 tỉ đồng, tương đương 7,4% GDP.

Nếu thị trường có nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ trong nước tham gia thì phần lợi nhuận này sẽ được tái đầu tư vào nền kinh tế dự kiến nhiều hơn, thay vì "chảy" ra nước ngoài qua các công ty mẹ.

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã tham gia thị trường bảo hiểm nhân thọ nhưng hầu hết là thông qua sự hợp tác với các công ty bảo hiểm (bancassurance). Số lượng ngân hàng trực tiếp sở hữu một công ty bảo hiểm còn rất hạn chế.

Thực tế cho thấy, các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới đều phát triển theo mô hình hệ sinh thái, có sự tích hợp giữa ngân hàng, bảo hiểm… để cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng. Điều này giúp tối ưu trải nghiệm của khách hàng.

Hơn nữa, việc có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam" tham gia vào thị trường sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Các công ty trong nước sẽ hiểu rõ hơn thói quen tài chính, tập quán tiêu dùng của người Việt, từ đó phát triển các sản phẩm phù hợp hơn. Bên cạnh đó, chi phí vận hành được tối ưu hơn do không phải chịu các chi phí phát sinh từ công ty mẹ ở nước ngoài, nhờ đó sẽ tối ưu quyền lợi cho khách hàng.

Phấn đấu đến năm 2030, 18% dân sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ

Cũng theo chuyên gia bảo hiểm, dù thị trường bảo hiểm nhân thọ đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam cách đây 30 năm nhưng hiện chỉ 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với Thái Lan (14%), Malaysia (17%), Singapore (30%)...

Như vậy, dư địa tăng trưởng của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn rất lớn. Riêng đối với các doanh nghiệp nội địa, thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn còn rất nhiều tiềm năng nếu có chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước đang tiến tới việc mở rộng hệ sinh thái tài chính khi ra mắt công ty bảo hiểm nhân thọ riêng. Với tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới khách hàng rộng khắp và chuyển đổi số mạnh mẽ, các ngân hàng có thể khai thác insurtech (công nghệ bảo hiểm) để số hóa sản phẩm, tối ưu chi phí vận hành và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là 10%/năm. Đến năm 2030, mục tiêu phấn đấu là 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Điều này không chỉ tạo tiền đề cho thị trường bảo hiểm nhân thọ bền vững mà còn mở ra cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phát triển ngay trên chính sân nhà.

Tuy vậy, một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp quốc nội khi tham gia kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là yêu cầu về vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỉ đồng, theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2023. Đây là con số không nhỏ

Bên cạnh đó, kỳ vọng niềm tin thị trường sẽ sớm hồi phục. Thực tế, trong giai đoạn 2023-2024, thị trường bảo hiểm gặp nhiều khó khăn và biến động.

Techcombank góp vốn thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Techcom

Việc ra mắt công ty bảo hiểm phi nhân thọ Techcom đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình hoàn thiện hệ sinh thái tài chính toàn diện của Techcombank.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tục phải ra thông báo cảnh báo tình trạng giả mạo trên một số ứng dụng mạng xã hội.

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến

Việc triển khai đồng bộ các chuẩn SWIFT mới nhất giúp Sacombank mang lại trải nghiệm thanh toán quốc tế toàn diện, và hiệu quả cho khách hàng doanh nghiệp.

Sacombank tối ưu thanh toán quốc tế trực tuyến

Biết trúng vé số Vietlott 127 tỉ, người đàn ông nói ‘cảm giác khá bình tĩnh’

Một chủ thuê bao Viettel đến từ TP.HCM vừa nhận giải Jackpot xổ số tự chọn của Vietlott với giá trị hơn 127 tỉ đồng.

Biết trúng vé số Vietlott 127 tỉ, người đàn ông nói ‘cảm giác khá bình tĩnh’

Lỗi hệ thống tỉ giá, hải quan ra văn bản hỏa tốc điều chỉnh để tính thuế

Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc yêu cầu điều chỉnh tỉ giá tính thuế sau sự cố. Doanh nghiệp cần chú ý đến hướng dẫn để đảm bảo tính hợp lệ của tờ khai.

Lỗi hệ thống tỉ giá, hải quan ra văn bản hỏa tốc điều chỉnh để tính thuế

Giá cổ phiếu công ty sách tham khảo, sách giáo khoa tăng mạnh

Thị trường cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ghi nhận nhiều biến động đáng chú ý cả về giá cổ phiếu lẫn thanh khoản. Tuy nhiên cả khối ngoại lẫn công ty chứng khoán đều bán ròng.

Giá cổ phiếu công ty sách tham khảo, sách giáo khoa tăng mạnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar