22/10/2014 09:57 GMT+7

Thuốc giá 1.125 USD/viên: Cơ hội nào cho bệnh nhân nghèo?

MINH TRUNG tổng hợp
MINH TRUNG tổng hợp

TT - Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cấp phép cho loại thuốc Harvoni chuyên trị viêm gan C,  giá 1.125 USD/viên của Hãng dược Gilead (Mỹ).

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân viêm gan siêu vi C tại khoa nội B Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa

Với Harvoni, người bệnh chỉ phải uống mỗi ngày một viên trong 12 tuần, nhưng cái giá 1.125 USD/viên (94.500 USD/12 tuần) khiến nhiều người lắc đầu.

Trước Harvoni, chi phí chữa viêm gan C bằng thuốc Sovaldi của Hãng dược Gilead từng khiến dân Mỹ và các hãng bảo hiểm lên cơn “đau tim” với mức 1.000 USD/viên, đó là chưa kể đến nhiều loại thuốc khác dùng kết hợp.

Hiện nay, hàng triệu người nhiễm viêm gan C tại các nước đang phát triển đang chờ đợi các hãng dược Ấn Ðộ đưa ra thị trường loại thuốc generic được Gilead nhượng quyền sản xuất với chi phí điều trị chỉ khoảng 900 USD/12 tuần.

Giá của thành tựu mới

Theo nhà sản xuất, tính ra điều trị bằng Harvoni sẽ rẻ hơn Sovaldi vì một số bệnh nhân chỉ phải uống trong tám tuần (khoảng 63.000 USD).

Nhưng dù sao mức giá đó vẫn không làm người Mỹ bớt lo lắng. Nhiều công ty bảo hiểm lẫn chương trình chăm sóc sức khỏe Mỹ chỉ sử dụng loại thuốc này cho những ca bệnh nặng nhất. Vài nơi còn đòi hỏi bệnh nhân phải chứng minh được mình không lạm dụng chất cồn hay chất gây nghiện. “Họ không sẵn sàng để trả khoản chi phí, kể cả 63.000 USD đi nữa” - bác sĩ Steven Miller, một nhà quản lý lĩnh vực y tế, cho biết.

Những bệnh nhân đủ điều kiện dùng thuốc ngắn hạn lại là những người không thuộc diện ưu tiên để uống thuốc.

Hãng Gilead bào chữa rằng giá của Harvoni phản ánh đúng giá trị của nó. “Không như cách điều trị dai dẳng các căn bệnh kinh niên gây nên do virút viêm gan C như ung thư, Harvoni đưa ra khả năng chữa trị dứt điểm, nhanh chóng đồng thời giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe về lâu dài”.

Trước đó, tháng 12-2013 thuốc Sovaldi được FDA phê chuẩn đã tạo ra một thay đổi cách mạng cho bệnh nhân khi giảm thời gian điều trị từ 24 hoặc 48 tuần xuống còn 12 tuần, hiệu quả điều trị tăng trong khi tác dụng phụ giảm.

Nhưng tổng chi phí mới là điều khiến ngành bảo hiểm y tế lo ngại. Doanh số thuốc Sovaldi trong nửa đầu năm nay đã lên gần 6 tỉ USD, hầu hết tại thị trường Mỹ, phá vỡ mọi kỷ lục bán hàng của các loại thuốc trình làng trước đó.

Ðiều đáng nói, theo hãng tư vấn dược ZS Associates, công chúng sẽ không phản đối dữ đến thế nếu loại thuốc này không phải là một bước tiến vượt bậc của y học.

Tháng 7 vừa qua, Pháp thông báo sẽ hợp tác cùng 13 quốc gia châu Âu để thương lượng giảm giá thuốc sau khi Solvadi được cơ quan kiểm định thông qua hồi đầu năm.

Thuốc Harvoni - Ảnh: AFP

Còn hiện tại, ngành bảo hiểm Mỹ đang chờ đợi ngày ra mắt loại thuốc đặc trị viêm gan C của Hãng AbbVie (Mỹ), nếu FDA thông qua vào cuối năm. Họ hi vọng cạnh tranh giữa AbbVie và Gilead sẽ giúp giá thuốc giảm.

Hi vọng cho bệnh nhân nghèo

Tuần qua, Gilead Sciences cũng đã thông báo về hợp đồng nhượng quyền sản xuất phiên bản generic của thuốc Sovaldi và Harvoni cho bảy công ty dược Ấn Ðộ, để sản xuất và phân phối đến 91 quốc gia đang phát triển. Các sản phẩm đầu tiên sẽ xuất hiện trên thị trường sớm nhất là quý 2 hoặc quý 3-2015.

Theo số liệu của hãng, số người nhiễm virút viêm gan C tại các quốc gia đang phát triển là hơn 100 triệu, chiếm 54% số người nhiễm toàn cầu. Hằng năm có khoảng 350.000 người chết vì viêm gan C, hầu hết từ các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Theo trang FirstWord Pharma, tại một vài quốc gia, trong đó có Ấn Ðộ, Ai Cập... chi phí cho 12 tuần điều trị bằng Sovaldi sẽ chỉ tốn khoảng 900 USD. Hồi tháng 4, Gilead cũng có một thỏa thuận với Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) cung cấp thuốc Sovaldi với cùng mức giá.

Gilead ước tính về lâu dài khoảng một nửa số bệnh nhân có thể chỉ cần phải điều trị trong tám tuần. Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng, hơn 90% bệnh nhân dùng thuốc Harvoni không còn xuất hiện virút trong máu sau 12 tuần điều trị. Harvoni chỉ có tác dụng đối với tác nhân viêm gan phổ biến nhất hay còn gọi là kiểu di truyền thể số 1, chiếm khoảng 70% số ca tại Mỹ.

Harvoni là kết hợp của hai loại dược chất sofosbuvir (thành phần của thuốc Sovaldi) và ledipasvir vừa mới được phát triển. Hai dược chất này tấn công virút theo những cách khác nhau. Bằng cách kết hợp chúng vào một viên thuốc, Gilead đang lặp lại chiến thuật giúp hãng trở thành nhà phân phối hàng đầu thuốc chữa HIV Atripla (kết hợp ba dược chất, 1 viên mỗi ngày).

MINH TRUNG tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Công ty cổ phần Y dược LanQ - cấu kết cùng đồng phạm chiếm đoạt 18,1 tỉ của BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân chi trả.

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Cứu sống 2 sinh viên nguy kịch do bị đâm 20 nhát dao trên người

Hai sinh viên tại TP.HCM đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với nhiều vết thương do bị dao đâm khắp người.

Cứu sống 2 sinh viên nguy kịch do bị đâm 20 nhát dao trên người

Cành tro dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hai năm

Cụ bà đến bệnh viện thăm khám, khi chụp CT thì các bác sĩ bất ngờ phát hiện có một cành tro dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt hai năm qua.

Cành tro dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hai năm

Bác sĩ tá hỏa khi phát hiện ổ ve chó trong tai bé 9 tuổi

Một bé 9 tuổi được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ do tai bị ngứa và chảy máu.

Bác sĩ tá hỏa khi phát hiện ổ ve chó trong tai bé 9 tuổi

Lần đầu tiên mổ ung thư không để lại sẹo

Bệnh viện K (Hà Nội) cho hay vừa áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi đường âm đạo điều trị bệnh lý ung thư phụ khoa.

Lần đầu tiên mổ ung thư không để lại sẹo

Người dân cần lưu ý gì khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình?

Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa có những lưu ý dành cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình qua tổ chức dịch vụ thu.

Người dân cần lưu ý gì khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar