12/09/2019 09:49 GMT+7

Cơ hội cho nhà cung cấp nội địa

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Dù đánh giá cao năng lực của các nhà cung cấp Việt Nam nhưng tại Hội nghị tìm kiếm các nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2019 (SFS) ngày 11-9, nhiều nhà đặt hàng cho rằng cần phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng ổn định, giá thành hợp lý...


Cơ hội cho nhà cung cấp nội địa - Ảnh 1.

Đại diện Bosch (phải) giới thiệu nhu cầu đặt hàng với nhà cung ứng trong nước tại SFS 2019 tổ chức ở TP.HCM ngày 11-9 - Ảnh: T.V.N.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Phương Đông - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết ngoài vai trò cầu nối, cơ quan này sẽ tạo cơ hội phát triển thị trường, giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị, tham gia chương trình hỗ trợ kích cầu đầu tư của thành phố một cách hiệu quả.

Không ngừng tìm kiếm cơ hội

Trong lần đầu tiên tham gia, ông Bùi Thanh Toàn Khoa - giám đốc điều hành Backer HTV (Khu công nghiệp Long An), doanh nghiệp 100% vốn Thụy Điển - cho biết rất kỳ vọng sẽ tìm được nhà cung cấp trong nước nhằm thay cho hàng nhập khẩu. "Nếu các doanh nghiệp trong nước sản xuất được những thứ mà chúng tôi đang cần, công ty sẽ giảm nhập khẩu", ông Khoa nói.

Khẳng định "tôi tin chắc các doanh nghiệp trong nước sẽ làm được", ông Khoa cho rằng nếu chịu khó tham gia các sự kiện như SFS này, các doanh nghiệp trong nước sẽ nhận ra nhu cầu của nhà mua hàng đang hướng đến những lĩnh vực gì, điều kiện thế nào và tự đánh giá khả năng đáp ứng của họ tới đâu...

Cũng tại hội nghị, đại diện Công ty TNHH cơ khí Lập Phúc - doanh nghiệp gia công cơ khí chính xác có quy mô sản xuất khá lớn - đã tự tin giới thiệu đến đại diện Công ty TNHH Panasonic Việt Nam về năng lực sản xuất, các chủng loại linh kiện, thiết bị mà công ty đang sản xuất tại nhà máy, với quy mô nhà xưởng, máy móc thiết bị đã đáp ứng được yêu cầu của nhà đặt hàng Mỹ.

Từng tham gia rất nhiều hội nghị tương tự như SFS, bà Dương Thu Hương - giám đốc kinh doanh Công ty TNHH sản xuất cơ khí và thương mại Hải Hà (quận 12), công suất khoảng 300.000 sản phẩm/năm - cho biết doanh nghiệp đã có sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc nên kỳ vọng Samsung hay Mercedes-Benz sẽ là các nhà mua hàng trong tương lai “và chúng tôi sẽ không ngừng tìm kiếm cơ hội cho mình".

Chất lượng phải ổn định

Được Samsung "chỉ định" tìm nhà cung cấp trong nước có thể cung ứng được 5 loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất một số linh kiện máy lạnh, đại diện Công ty TNHH Namyang Innotech Vina cho hay từng tìm được nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã phải ngưng giao dịch do chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp này không còn đồng nhất như ban đầu, xuất hiện hàng lỗi...

Do đó, theo vị này, nếu các nhà cung ứng phụ trợ trong nước không xác định rõ chiến lược hợp tác cùng các nhà mua hàng, không giữ được các quy trình sản xuất chuẩn theo yêu cầu thì cơ hội mất đi sẽ rất khó lấy lại, bởi quy trình đánh giá của các nhà mua hàng nước ngoài mất rất lâu, có khi đến cả hai năm.

Ông Hidaka Masato, giám đốc Nhà máy Nipro Vietnam (100% vốn Nhật), cho biết đã tìm được 20% nhà cung cấp trong nước làm đối tác cung ứng một số sản phẩm cho nhà máy sản xuất các thiết bị trong lĩnh vực y tế của doanh nghiệp này tại Khu công nghệ cao TP.HCM, dự kiến được đưa vào vận hành từ tháng 10-2019. Sau khi nhà máy vận hành hết công suất, Nipro Vietnam sẽ phát triển thêm các nhà cung cấp trong nước.

Dù đánh giá khá cao về chất lượng, thời gian giao hàng và giá thành sản phẩm của các nhà cung cấp trong nước, nhưng ông Hidaka Masato cho rằng để có thể tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng cho Nipro, các nhà cung cấp Việt Nam phải chuẩn bị, thậm chí chờ đợi bởi công ty phải kiểm tra, đánh giá, sàng lọc vô cùng cẩn trọng.

SFS 2019 có sự tham gia của 25 doanh nghiệp FDI, trong đó có các doanh nghiệp nổi tiếng như Samsung, Daeyong Harness, Namyang, TTE Electronic, Hanel PT, GE, Bosch... với nhu cầu đặt hàng các nhà cung cấp trong nước hơn 220 chi tiết linh kiện sản phẩm thuộc các lĩnh vực điện tử, cơ khí, tự động hóa, máy bay, ôtô, xe máy, y tế...

Samsung: 201 nhà cung cấp Việt Nam, tỉ lệ nội địa hóa 57%

TTO - Samsung Electronics Việt Nam cho biết hãng đã có 201 nhà cung cấp nội địa của Việt Nam, tăng mạnh so với con số chỉ 4 doanh nghiệp vào năm 2015 và tỉ lệ nội địa hóa đạt 57%.

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Chuỗi Luckin Coffee mở hai cửa hàng đầu tiên tại Mỹ sau khi từng vượt qua Starbucks về số lượng cơ sở tại Trung Quốc.

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Từ ngày 1-7, động vật nhập khẩu làm thực phẩm sẽ thêm cách lấy mẫu kiểm dịch

Kiểm dịch với sản phẩm động vật nhập khẩu làm thực phẩm vừa có những thay đổi đáng chú ý, hiệu lực từ ngày 1-7. Những điều chỉnh mới liên quan đến việc lấy mẫu kiểm tra và xét nghiệm, hứa hẹn tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu thực phẩm.

Từ ngày 1-7, động vật nhập khẩu làm thực phẩm sẽ thêm cách lấy mẫu kiểm dịch

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho hay tập đoàn này sẽ đầu tư hàng loạt dự án lớn tại Đà Nẵng trong thời gian tới.

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Nghị quyết 68: Gỡ nút thắt logistics, mở đường cho tư nhân vươn xa

Không chỉ thiếu hạ tầng phù hợp, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn bị 'trói chân' bởi quy định cứng nhắc và sự phối hợp rời rạc giữa các bộ ngành, đòi hỏi phải có chính sách đồng bộ, linh hoạt để doanh nghiệp tư nhân bứt tốc.

Nghị quyết 68: Gỡ nút thắt logistics, mở đường cho tư nhân vươn xa

Sở Công Thương TP.HCM họp giao ban quy mô lớn, khẳng định thủ tục thông suốt

Sau khi mô hình điều hành mới được kích hoạt, Sở Công Thương TP.HCM khẳng định việc giải quyết thủ tục hành chính trên toàn vùng sẽ được đảm bảo thông suốt và ổn định.

Sở Công Thương TP.HCM họp giao ban quy mô lớn, khẳng định thủ tục thông suốt

Vinaconex muốn bán sạch vốn doanh nghiệp nắm dự án Cát Bà Amatina, dự thu 5.140 tỉ đồng

Vinaconex muốn bán hết sạch vốn tại công ty con là Vinaconex ITC với giá đắt hơn thị trường. Đáng chú ý, Vinaconex ITC đang gánh khoản lỗ lũy kế tại thời điểm cuối tháng 3-2025 là 545 tỉ đồng.

Vinaconex muốn bán sạch vốn doanh nghiệp nắm dự án Cát Bà Amatina, dự thu 5.140 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar