31/08/2022 11:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cô học sinh nghèo đạt 28,75 điểm vẫn tiếc nuối vì... sơ suất

LÊ MINH
LÊ MINH

TTO - Thúy tâm sự, em luôn cố gắng để học tập tốt, mai này có cơ hội giúp bố mẹ thoát nghèo. Quá trình học phải "liệu cơm gắp mắm", chủ yếu tự bản thân học, ôn, ít đi học thêm ngoài.

Cô học sinh nghèo đạt 28,75 điểm vẫn tiếc nuối vì... sơ suất - Ảnh 1.

Em Lê Thị Thúy - Ảnh: NVCC

Với tổng điểm tổ hợp môn khối C00 đạt được là 28,75 điểm, cánh cửa vào Trường đại học Luật Hà Nội rộng mở với nữ sinh Lê Thị Thúy, song vì gia cảnh, ước mơ vào đại học của em còn bị bỏ ngỏ.

Em là chị cả trong gia đình có hai chị em ở xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Bố mẹ Thúy làm nông nghiệp, quanh năm quanh quẩn với dăm sào ruộng nên không thể khấm khá lên được. Suốt gần 20 năm nay gia đình Thúy là hộ cận nghèo của xã Xuân Giang.

Bố Thúy, ông Lê Văn Bình (46 tuổi) vốn là trụ cột trong gia đình. Nhưng cách đây 8 năm ông bị tai nạn nên sức khỏe yếu, vợ ông phải lao động nhiều hơn để "gồng gánh" cả gia đình.

Cuộc sống không được đầy đủ, Thúy vẫn luôn học rất giỏi. Suốt 12 năm học, em luôn là học sinh giỏi toàn diện. Trong 3 năm phổ thông, em giành được nhiều thành tích đáng khen ngợi làm bạn học luôn ngưỡng mộ.

"Hồi cấp II em yêu thích học môn tiếng Anh, toán, nhưng học các môn này phải đầu tư nhiều, thậm chí phải có máy tính để học. Em hiểu được những gánh nặng này cho gia đình nên lên cấp III em chuyển sang học các môn khối C. Tổ hợp môn khối này chủ yếu tự học nên giảm được nhiều chi phí", Thúy tâm sự.

Không chỉ là học sinh giỏi toàn diện, Thúy còn rất siêng năng. Ngoài thời gian học, em thường xuyên phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Nhiều thời điểm em tham gia dạy kèm cho các bạn nhỏ trong làng. Tiền thù lao kiếm được em dùng để mua sách vở, đồ dùng học tập.

Cô học sinh nghèo đạt 28,75 điểm vẫn tiếc nuối vì... sơ suất - Ảnh 2.

Hoàn cảnh khó khăn, Thúy vẫn đạt nhiều danh hiệu học sinh giỏi từ cấp trường tới cấp tỉnh - Ảnh: NVCC

Trong 3 năm học phổ thông, Thúy đoạt giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý lớp 12; đoạt giải nhất, giải nhì học sinh giỏi cấp trường các môn địa lý, ngữ văn các năm THPT. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 vừa qua, Thúy là thủ khoa khối C00 của nhà trường. Em đạt tổng điểm là 28,75; trong đó ngữ văn 9,5 điểm, địa lý 10 điểm, lịch sử 9,25 điểm.

Ngay khi điểm thi được công bố, Thúy vẫn tiếc nuối. Thúy cho biết trong hai lần thi thử, môn lịch sử em luôn đạt điểm 10. Kỳ thi vừa qua em gặp một số sơ suất, làm sai một số câu nên điểm môn lịch sử không được như kỳ vọng. Nếu bình tĩnh và chính xác thêm chút nữa, em có thể đạt điểm 10 môn sử và trở thành thủ khoa khối C00 toàn quốc.

Lo lắng ước mơ dang dở

Từ thời học cấp II, Lê Thị Thúy đã có ước mơ cháy bỏng được vào trường luật. Thúy nói em thấy rất phù hợp với ngành luật và bản thân có thể tiến xa khi theo học ngành này. Dù vậy, để theo đuổi ước mơ, đối với Thúy và gia đình cũng gặp không ít khó khăn.

"Em không biết gia đình có đủ tiền để em theo học không nữa. Bố mẹ em làm ruộng quá vất vả rồi", Thúy lặng lẽ nói.

Bà Lê Thị Thơ (49 tuổi, mẹ Thúy) cho biết bà rất hãnh diện về cô con gái không chỉ học giỏi mà còn siêng năng, hoạt bát.

"Gia đình rất muốn cháu theo đuổi ước mơ, nhưng gia cảnh còn nhiều khó khăn. Trước mắt gia đình chưa thể tìm được nguồn để cháu theo học, nên còn nhiều phân vân lắm", bà Thơ tâm sự.

Đánh giá về học trò, cô Nguyễn Thị Duyên (giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, giáo viên chủ nhiệm) cho biết Thúy là học sinh rất bản lĩnh, có ý chí, nghị lực. Gia đình khó khăn nhưng em luôn vươn lên trong cuộc sống để học tập, trở thành học sinh giỏi toàn diện trong tất cả các năm học.

"Nhà trường và thầy cô biết gia cảnh của Thúy nên luôn hỗ trợ, động viên em. Suốt 3 năm cấp III, nhà trường không thu các khoản phí, quỹ của em. Tiền học thêm của em cũng được miễn nộp. Thầy cô cũng muốn nộp tiền học phí thay cho em, song Thúy là học sinh tự trong cao nên em từ chối", cô cho biết thêm.

Cô học sinh nghèo đạt 28,75 điểm vẫn tiếc nuối vì... sơ suất - Ảnh 4.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Video: 20 mùa vượt khó cùng tân sinh viên

Hãy đăng ký nhận học bổng cùng Tuổi Trẻ

Năm 2022, học bổng Tiếp sức đến trường sẽ được báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng 63 tỉnh, thành đoàn cả nước để tìm kiếm và trao khoảng 1.000 suất học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi học bổng trị giá 15 triệu đồng, với tổng kinh phí dự kiến hơn 15 tỉ đồng.

Ngoài ra sẽ có 5 suất học bổng toàn phần (được cấp trong 5 năm liên tục) trị giá 375 triệu đồng, 50 laptop (hơn 600 triệu đồng) tặng tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập, 1.500 balô tặng sinh viên (trị giá 230 triệu đồng)...

Năm nay là mùa thứ 20 học bổng Tiếp sức đến trường dành cho tân sinh viên khó khăn từ nguồn hỗ trợ của nhiều đơn vị, cá nhân hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ cùng chia sẻ. Học bổng này đã "tiếp sức" cho 22.370 tân sinh viên không bỏ lỡ ước mơ đến giảng đường với tổng số tiền hơn 164,5 tỉ đồng.

Q.L.

Bàn tay trái viết nên cuộc đời

TTO - 16 năm sau tai nạn nghiệt ngã cướp mất bàn tay phải, Nguyễn Ngọc Hồng Nhung vừa chạm vào một cột mốc khác của cuộc đời khi chuẩn bị trở thành tân sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AI là bạn hay thù đối với sinh viên mới ra trường?

Trí tuệ nhân tạo vừa mang đến cơ hội nghề nghiệp mới, vừa đe dọa việc làm truyền thống của sinh viên. Biết khai thác AI hiệu quả sẽ giúp thế hệ trẻ biến thách thức thành lợi thế.

AI là bạn hay thù đối với sinh viên mới ra trường?

Khóc, cười hết nước mắt khi 'gặp' người thân, thấy nhà xưa qua Google Maps

Nhiều người vào Google Maps để xem lại ngôi nhà xưa, để rồi từ đó tìm lại được nhiều cảm xúc đặc biệt.

Khóc, cười hết nước mắt khi 'gặp' người thân, thấy nhà xưa qua Google Maps

Việt Nam - Ý ký biên bản Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5

Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Ý ký biên bản Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5 và ý định thư về việc thành lập nhóm làm việc hợp tác song phương trong lĩnh vực trang bị quốc phòng.

Việt Nam - Ý ký biên bản Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Mua hàng CJ, được tặng vé phim bom tấn trong sự kiện CJ K-Festa 2025

Tập đoàn phong cách sống Hàn Quốc CJ Group mang đến trải nghiệm xem phim độc đáo trong Tuần lễ Điện ảnh thuộc CJ K-Festa 2025.

Mua hàng CJ, được tặng vé phim bom tấn trong sự kiện CJ K-Festa 2025

Tìm việc mới trong... giờ làm

Cả khi đang làm, nhiều nhân viên vẫn tìm việc mới. Khảo sát từ Resume Now cho con số tới 92% nhân viên âm thầm tìm việc mới trong giờ làm.

Tìm việc mới trong... giờ làm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar