19/02/2021 06:40 GMT+7

Cô giữ trẻ tại nhà 350.000 đồng/ngày, 450.000 đồng/10 giờ

THẢO THƯƠNG
THẢO THƯƠNG

TTO - "Chúng tôi bàn nhau lên group tuyển dụng giáo viên mầm non tìm kiếm giáo viên. Có cô sau đó inbox (nhắn tin riêng) sẽ nhận giúp, chỉ làm nhiệm vụ chăm sóc bé, cho bé ăn, chơi với bé với giá 10 giờ là 450.000 đồng, kể cả giờ nghỉ trưa".

Cô giữ trẻ tại nhà 350.000 đồng/ngày, 450.000 đồng/10 giờ - Ảnh 1.

Con trai chị Tiểu Quyên (Q.Tân Bình, TP.HCM) được cô giáo mầm non từ tỉnh Bình Thuận vào chăm sóc trong những ngày nghỉ học vì dịch COVID-19 - Ảnh: T.T.

Học sinh mầm non nghỉ học sau tết vì dịch COVID-19 kéo theo dịch vụ giữ trẻ tại nhà "rộn ràng" ở các group trên mạng xã hội.

"Thị trường" này xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ lẫn phía giáo viên, nên bên cạnh việc "giải quyết vấn đề" thì cần đặt ra câu chuyện an toàn, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

"Cắn răng"

Có con 4 tuổi học một trường mầm non ở Q.7, TP.HCM, chị Nguyễn Hương Ngọc cho biết khi có lịch nghỉ học sau tết, điều phụ huynh lo lắng nhất là việc ai trông con để đi làm. 

"Thế là chúng tôi bàn nhau lên group tuyển dụng giáo viên mầm non tìm kiếm giáo viên. Có cô sau đó inbox (nhắn tin riêng) sẽ nhận giúp, chỉ làm nhiệm vụ chăm sóc bé, cho bé ăn, chơi với bé với giá 10 giờ là 450.000 đồng, kể cả giờ nghỉ trưa" - chị Ngọc kể.

Chị nói thêm: "Tôi chấp nhận giá đó để có người chơi với con. Còn cô dạy được thêm tập tô màu hay hát thì mừng, chứ tôi không kỳ vọng gì thêm. Còn về chuyện có an toàn mùa dịch cho con hay không, tôi cũng dừng ở mức độ niềm tin khi giáo viên khai báo là "không đi đâu xa", chứ không kiểm tra kỹ vì thực sự cần người giúp để cha mẹ yên tâm đi làm".

Tương tự, chị Tiểu Quyên có con 3 tuổi, học lớp mầm trường mầm non tư thục ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cũng đang "cắn răng" thuê cô giáo chăm con ở nhà vì con không thể đưa về quê do bà nội, ngoại bận việc đồng áng: "Tôi tham khảo nhiều mức phí trong group, rẻ nhất là 350.000 đồng/ngày. Riêng hai ngày mùng 7, mùng 8 phải tăng cho cô 400.000 đồng/ngày. Dịch giã nên tôi cũng lo lắm. Nhưng giờ biết làm sao, phụ huynh cũng chỉ nhắc các cô đeo khẩu trang, chuẩn bị nước rửa tay khi đón cô giáo vào nhà".

Dạo một vòng trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp các thông điệp như "Nhằm giải quyết việc làm cho các bạn mùa dịch, mình sẽ liên kết các cô đến với phụ huynh có nhu cầu trông trẻ tại nhà"; hoặc "Ai có nhu cầu thuê giáo viên mầm non trông giữ trẻ tại nhà thì để lại số điện thoại hoặc inbox...".

Nên tìm người quen, rõ "nguồn gốc"

Cô giáo Đỗ Hoàng Phương Thảo, giáo viên Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM), cho rằng mùa dịch thường giáo viên tư thục gặp nhiều khó khăn nên tự "linh hoạt" trong công việc nhiều hơn, trong khi giáo viên trường công đã có lương cơ bản, ổn định. 

"Giáo viên tư thục nghỉ không ăn lương nên việc nhận thêm trẻ ngoài giờ hay đến nhà phụ huynh chăm trẻ sau tết vì dịch, hoặc bán buôn online... là nhu cầu hết sức bình thường. Giáo viên làm thêm và phụ huynh cần" - cô Thảo nói.

Cũng đồng tình rằng đây là hiện tượng bình thường, cô Nguyễn Thị Kim Uyên, phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.10 (TP.HCM), đánh giá: "Đây là nhu cầu bình thường của cả phía phụ huynh và giáo viên. Và khi cô giáo đến nhà trông trẻ thì không gọi là dạy học, mà là chơi cùng con nên Phòng GD-ĐT quận không có chỉ đạo, mà chỉ phổ biến chung với các cô là ở trường cũng như ở nhà, phải tuân thủ quy tắc 5K và khai báo y tế".

Cô Uyên cũng lưu ý thêm giáo viên đến nhà hay phụ huynh gửi bé ở nhà giáo viên cần cân nhắc hai điều quan trọng: "Phải đảm bảo phòng chống dịch và an toàn thực phẩm. Bản thân phụ huynh phải hỏi kỹ giáo viên, hoặc chắc chắn nữa thì phụ huynh nên liên lạc trạm y tế của phường, xin thông tin các trường hợp để kiểm tra, nhất là các giáo viên ở quê vào, đi từ những vùng có dịch".

Trong khi đó, cho rằng giáo viên giữ trẻ tại nhà rất khó quản lý, phó hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.1, TP.HCM đưa ra ý kiến: "Chuyện giữ trẻ tự phát rất khó khăn trong phòng chống dịch. Cô không nắm được lịch trình của phụ huynh và bé; phụ huynh không nắm được lịch trình của cô. Giữ trẻ tại nhà khó quản lý lắm. Gia đình nên chọn người thân, người quen biết rõ ràng sẽ an toàn hơn".

Cần cẩn trọng

Bà Lương Thị Hồng Điệp, trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Giáo viên chăm trẻ tại nhà sau nghỉ tết và phụ huynh tìm kiếm giáo viên là nhu cầu của cá nhân, là việc riêng dựa trên sự thỏa thuận. Sở cũng không kiểm soát. Phụ huynh cần kỹ hơn nữa trong việc cho con tiếp xúc người lạ, nhất là những người đi từ vùng dịch về. Không cẩn thận sẽ bùng phát dịch. Nếu có chuyện gì xảy ra thì ngành cũng không chịu trách nhiệm được".

'Nghĩ chuyện con lớp 1 phải học online tôi rầu quá'

TTO - "Học sinh ngừng đến trường để phòng tránh dịch bệnh COVID-19 là đúng rồi. Nhưng nghĩ đến chuyện con lớp 1 phải học online tôi rầu quá. Làm sao vợ chồng tôi ở nhà để học cùng con được?".

THẢO THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar