20/09/2015 09:08 GMT+7

Cô gái trẻ đối đầu với nạn tảo hôn Ấn Độ

D.KIM THOA , (THEO HUFFINGTON POST), DUONGKIMTHOA@TUOITRE.COM.VN
D.KIM THOA , (THEO HUFFINGTON POST), [email protected]

TT - Từng bị hứa hôn từ lúc 11 tháng tuổi và nay khi đã 20 tuổi, Santadevi Meghwal kiên quyết không chịu tuân theo một hủ tục vẫn đang đè nặng gần một nửa số thiếu nữ vị thành niên Ấn Độ.

Một trong những bức ảnh tham gia chiến dịch kêu gọi ủng hộ Meghwal ở Ấn Độ - Ảnh: Youthkiawaaz

Mặc dù bị pháp luật chính thức cấm từ năm 2006, nhưng tới nay tình trạng tảo hôn vẫn rất phổ biến tại Ấn Độ. Theo thống kê mới nhất của UNICEF, Ấn Độ là quốc gia có nhiều “cô dâu trẻ em” nhất thế giới. Ước tính có 43% thiếu nữ Ấn Độ trong độ tuổi 20 - 24 đã lấy chồng từ lúc vị thành niên.

Tỉ lệ đó chắc còn cao hơn nhiều tại các vùng nông thôn nghèo của nước này như vùng quê ở bang Rajasthan của Santadevi Meghwal. Theo tổ chức Girls Not Brides, việc kết hôn khi chưa thật sự trưởng thành đang đẩy các thiếu nữ Ấn Độ vào nguy cơ cao của lây nhiễm HIV và bạo lực gia đình.

Tuy nhiên có vẻ như đã có những tín hiệu vui, dù rất nhỏ, trong vấn đề này. Đó là cuộc đấu tranh của cô gái trẻ 20 tuổi Santadevi Meghwal. Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức nhân quyền và nhà hoạt động xã hội Kriti Bharti, Santadevi Meghwal đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các tổ chức và cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của cô nhằm xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đời sống hôn nhân Ấn Độ.

Cuộc hôn nhân của Meghwal đã được định đoạt từ khi cô mới 11 tháng tuổi. Năm lên 16 tuổi, gia đình mới cho cô hay chuyện đó. Một ngày kia, Meghwal ngã ngửa khi thấy “chồng tương lai” và bà con họ hàng của anh ta tới nhà cô xin dâu. Cô kiên quyết không chịu rời nhà.

Meghwal đang là sinh viên đại học với giấc mơ trở thành cô giáo. Cô sững sờ khi diện kiến “người chồng”, một kẻ thô lỗ và hung hăng. Không những thế, gia đình chồng tương lai còn muốn cô bỏ học ở nhà nội trợ, một hình dung về cuộc sống tương lai chưa từng có trong suy nghĩ của Meghwal và đương nhiên cô từ chối.

Tuy nhiên, “chồng” của Meghwal tiếp tục đe dọa cô khi thấy cô không chịu bỏ học. Hành động ngang ngược của anh ta rốt cuộc đã khiến cha mẹ Meghwal đồng ý để cô hủy bỏ cuộc hôn nhân, ngay cả khi những người nắm quyền trong làng bắt gia đình cô phải nộp phạt 1,6 triệu rupee (hơn 25.000 USD) và tuyên bố đuổi họ khỏi làng.

Cực chẳng đã, Meghwal phải nhờ cậy sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý học kiêm nhà hoạt động bảo vệ quyền trẻ em Kriti Bharti và tổ chức phi lợi nhuận Saarthi Trust. Theo Đài NDTV, những người này đang đấu tranh đòi hủy bỏ cuộc hôn nhân của Meghwal dựa trên thỏa thuận giữa hai bên và lập kế hoạch giải quyết về pháp lý với khoản tiền phạt do những người đứng đầu trong làng đặt ra.

Chiến dịch ủng hộ Meghwal đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng mạng với hàng ngàn người đồng loạt lên tiếng ủng hộ trên trang web Change.org. Mạng xã hội cũng ngập tràn hình ảnh tự chụp của mọi người cùng tấm biển mang thông điệp #FreeSantadevi (Giải phóng Santadevi).

Có cả những bức ảnh do cư dân từ Tunisia, Hong Kong, Panama và Honduras tung lên mạng. Cùng với đó, tháng trước một bức thư do lãnh đạo của bốn tổ chức hoạt động xã hội đã được gửi tới quan chức Chính phủ Ấn Độ kêu gọi giải quyết sự việc này.

Cuộc đấu tranh của Meghwal và những người ủng hộ cô bắt đầu từ tháng 5. Theo ước tính, công cuộc này có thể mất cả năm hoặc lâu hơn mới giải quyết xong, nhất là khi phía gia đình “chồng tương lai” Meghwal vẫn tỏ thái độ không hợp tác.

“Tôi không nản lòng đâu - Meghwal nói như vậy với trang Gulf News - Cứ để họ (gia đình chồng đã hứa hôn) kéo dài vụ việc. Tôi hiểu luật pháp đứng về phía mình và tôi sẽ chiến thắng vụ việc này”.

Trên mạng xã hội Twitter, các tổ chức bảo vệ quyền con người có trụ sở tại Mumbai như FemPositive, Feminism in India và 16 December Kranti Official đã phát động chiến dịch ủng hộ Meghwal thông qua chủ đề #FreeSantadevi.

Một lá đơn của trang Change.org với hơn 5.800 chữ ký đã được gửi tới các quan chức Chính phủ Ấn Độ tuần qua. Và sắp tới, những tổ chức hỗ trợ Meghwal cũng kêu gọi thêm những người ủng hộ tiếp tục gửi ảnh và thư kêu gọi hành động vì công lý tới các đại sứ quán của Ấn Độ trên toàn thế giới.

D.KIM THOA , (THEO HUFFINGTON POST), [email protected]

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Phụ nữ lấy chồng tự dưng mất hết khẩu vị và sở thích ẩm thực riêng. Cái giỏ xách đi chợ toàn món chồng con thích.

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Gạt bỏ 7 điều này, bạn sẽ vô cùng hạnh phúc

Ai cũng luôn mong có cuộc sống bình an, mưu cầu hạnh phúc song có những thói quen vô tình khiến ta đang tự đánh mất hạnh phúc.

Gạt bỏ 7 điều này, bạn sẽ vô cùng hạnh phúc

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Không ít sinh viên, bạn trẻ mới đi làm tại TP.HCM đã chọn cách ở ghép cùng người lạ để giảm bớt khoản chi ở khâu này.

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Mẹ của mẹ

Mẹ của mẹ, là ngoại. Với tôi, ngoại như người mẹ đặc biệt của mình.

Mẹ của mẹ

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

Lần đầu tiên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của Cần Thơ được khoác những bộ trang phục lộng lẫy như nàng Lọ Lem bước ra từ trong truyện cùng hoa hậu H’Hen Niê.

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar