02/11/2023 16:15 GMT+7

Cô gái tái chế quần áo jean cũ thành 5.000 chiếc túi xách ‘không đụng hàng’

Chọn rời công việc ổn định ở một công ty tại TP.HCM, chị Phạm Thị Hải Dương (28 tuổi, quê Phú Yên) gắn bó với công việc tái chế quần áo jean cũ thành những chiếc túi xách bắt mắt và thời trang.

Hải Dương yêu thích công việc của mình vì vừa mang lại thu nhập, vừa góp phần bảo vệ môi trường - Ảnh: N.V.

Hải Dương yêu thích công việc của mình vì vừa mang lại thu nhập, vừa góp phần bảo vệ môi trường - Ảnh: N.V.

Cuối năm 2019, trong một lần dọn dẹp nhà cửa và phát hiện nhiều quần áo jean vẫn còn tốt nhưng đã lỗi thời, Hải Dương bắt đầu nghĩ tới việc tái chế chúng thành những món đồ có ích. Dương nghĩ ngay đến việc may những chiếc túi xách độc đáo cho riêng mình.

Bất ngờ là khi Dương đăng tải hình ảnh những chiếc túi jean tái chế lên mạng xã hội, có rất nhiều người thích thú và ngỏ ý muốn mua. Nắm bắt nhu cầu đó, Dương đã bắt tay vào thiết kế những chiếc túi jean "không đụng hàng" từ đồ jean cũ bị bỏ đi.

Ban đầu, chị tìm mua đồ jean ở các tiệm quần áo cũ, rồi nhiều người mang những món đồ jean của họ đến nhờ Dương "hô biến" thành túi xách. Chị Dương chia sẻ: "Việc làm này vừa tận dụng được tối đa nguồn vải jean có sẵn, mang lại sản phẩm hay ho cho khách hàng, vừa có thể mang lại kinh tế và hơn hết là góp phần bảo vệ môi trường".

Từ những chiếc túi đầu tiên, Dương bắt đầu tìm tòi cách thức làm ra một sản phẩm túi xách chuyên nghiệp, từ phom dáng đến hoàn thiện các chi tiết. Các sản phẩm túi jean tái chế của Dương đa dạng từ ba lô, túi đeo chéo, ba lô bucket, túi bucket hai dây đeo, túi bầu, túi vuông, ba lô mái vòm, túi tròn… 

Nhờ những kiến thức có được từ một lớp học thiết kế thời trang ngắn hạn, cộng với sự khéo léo, sáng tạo, và học hỏi thêm từ Internet, Hải Dương đã cho ra hàng ngàn chiếc túi xách bằng vải jean cũ.

Với Dương, jean (thường gọi là vải bò, rin - PV) là chất liệu thú vị. Chúng vừa khỏe khoắn vừa mềm mại, độ dày, độ chắc của sợi vải và độ bền cao, rất phù hợp làm túi xách. Trên mỗi chiếc quần jean đều có các chi tiết khác nhau, có thể tận dụng tạo ra chi tiết trang trí túi xách mà không mất nhiều công sức suy nghĩ.

Ban đầu do chưa hình dung tổng quát nên chị mất nhiều thời gian để mày mò, học hỏi cách thức. Hơn nữa vì may túi khá dày nên cũng vất vả hơn may quần áo thông thường. 

Các loại phụ liệu rất đa dạng nên chọn phụ liệu phù hợp khá khó. Đặt mua vật liệu ở nhiều nơi từ TP.HCM ra Hà Nội để thử nghiệm, cứ mỗi lần sai là mỗi lần Dương rút ra cho mình chỗ chưa hợp lý để hoàn thiện mẫu mã.

Ba lô jean tái chế với mong muốn tái sử dụng nguồn vải jean cũ vốn bị bỏ đi - Ảnh: N.V.

Ba lô jean tái chế với mong muốn tái sử dụng nguồn vải jean cũ vốn bị bỏ đi - Ảnh: N.V.

Hiện, nhiều người trẻ yêu thích công việc tái chế đã tìm đến Dương theo học. Dương không ngại chỉ bày những điều mình học được từ quá trình tái chế jean. Chị hào hứng "khoe" nhờ mạng xã hội mà đã có một số người Việt ở nước ngoài tìm đến những chiếc túi xách tái chế của mình. Hơn 5.000 chiếc túi xách từ vải jean tái chế đã được Dương đưa ra thị trường trong suốt 4 năm qua.

Mỗi ngày, lối sống của người trẻ đang hướng đến xu hướng tích cực giảm nhu cầu vật chất, trân trọng môi trường sống. Điều này vô hình giúp câu chuyện tái chế của Dương trở nên “bình thường hóa”. Sự bình thường này giúp sản phẩm của chị dễ dàng len lỏi vào đời sống và trở thành nhu cầu sử dụng của mọi người - Ảnh: N.V.

Mỗi ngày, lối sống của người trẻ đang hướng đến xu hướng tích cực giảm nhu cầu vật chất, trân trọng môi trường sống. Điều này vô hình giúp câu chuyện tái chế của Dương trở nên “bình thường hóa”. Sự bình thường này giúp sản phẩm của chị dễ dàng len lỏi vào đời sống và trở thành nhu cầu sử dụng của mọi người - Ảnh: N.V.

Tái chế đồ jean thành… giày sandal

TTO - Bạn sẽ làm gì với những quần jean cũ của mình? Xé ra làm giẻ lau nhà? Hay vứt đi? Hai anh em Mike và Lynne Stables thông qua công ty Softwalker của mình (ở Anh) muốn chia sẻ ý thức bảo vệ môi trường với mọi người bằng đề nghị tái chế… đồ jean thành giày sandal và lại tiết kiệm được kha khá nữa chứ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar