22/12/2017 12:06 GMT+7

'Cơ cực mấy cũng chịu, không để con thất học'

DOÃN HÒA
DOÃN HÒA

TTO - Nhà nghèo, chồng mất sớm vì bệnh hiểm nghèo, những bà mẹ lam lũ ấy vẫn quyết tâm cho con đến trường.

Cơ cực mấy cũng chịu, không để con thất học - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Thương (42 tuổi, ngụ xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An) bốc gạch thuê, làm phụ hồ kiếm tiền nuôi 6 con ăn học - Ảnh: DOÃN HÒA

Căn nhà nhỏ của bà Trần Thị Lan (40 tuổi, ngụ xóm Đồng Minh, xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương, Nghệ An) vá víu nhiều chỗ, không có tài sản gì giá trị. 

Hơn 11 năm qua, căn nhà này thiếu vắng người đàn ông trụ cột khi chồng bà Lan qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác.

Quyết không để con thất học

Ngày chồng mất, con đầu mới 5 tuổi cũng đột ngột đổ bệnh sau một trận sốt. Khó khăn chồng chất khó khăn bủa vây người phụ nữ nghèo ở mảnh đất sỏi đá này. Món nợ chữa bệnh cho chồng chưa trả hết, bà Lan lại phải gượng sức nuôi hai con còn thơ dại, bệnh tật. 

"Tui vừa nghèo vừa học ít. Có hai con thì con gái đầu ngờ nghệch, phải nghỉ học giữa chừng năm lớp 8. Con út học lớp 3 có học lực khá, cũng là niềm hi vọng cuối cùng của tôi. Dù nghèo khó nhưng tôi quyết không để con phải đứt gánh việc học hành" - bà Lan mắt đỏ hoe tâm sự.

Khi biết chương trình "Tiếp sức nhà nông cho con đến trường" hỗ trợ vốn, bà Lan không giấu nổi sự vui mừng, cho biết bà dự định mua thêm đàn gà, dựng lại chuồng trại để phát triển kinh tế gia đình, lo cho con học tập tốt hơn.

Hoàn cảnh của gia đình bà Trần Thị Thương (42 tuổi, ngụ xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An) cũng nghiệt ngã khi cách đây 5 năm, chồng bà qua đời vì bệnh tim. 

Cũng chừng ấy năm, bà thay chồng trở thành trụ cột chính của gia đình, một nách nuôi sáu con ăn học. 

Bà Thương kể ngoài thời gian nông nhàn, hễ ai kêu gì thì bà làm nấy, từ cắt lúa thuê, bốc gạch thuê... đến phụ hồ xây dựng, miễn là có tiền nuôi con.

Bà Thương tâm sự dù cuộc sống cơ cực đến mấy, kham khổ cả đời bà cũng chịu được, chỉ mong sao đời các con sáng sủa hơn. Bà luôn dặn các con phải học đến nơi đến chốn để không trải qua cuộc đời khó khăn như cha mẹ. 

"Việc làm thuê của tôi cũng chỉ đủ cho mấy mẹ con rau cháo qua ngày, chứ không dư dả có vốn để xây dựng chuồng trại, mua con giống chăn nuôi. Nếu gia đình nuôi thêm đàn lợn, đàn gà sẽ có thêm thu nhập để đỡ cực hơn" - bà Thương chia sẻ.

"Cần câu" thoát nghèo

Ba năm trước, đồng vốn nghĩa tình của chương trình "Tiếp sức nhà nông cho con đến trường" đến với gia đình bà Thái Thị Lương (40 tuổi, ngụ xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). 

Trước đó, chồng và con trai bà Lương cùng qua đời một năm. Biến cố lớn ấy tưởng chừng làm bà Lương gục ngã.

Cứ mỗi lần nhìn con gái duy nhất học hành, bà Lương lại thở dài bởi chi phí học tập ngày càng nhiều, trong khi thu nhập gia đình không ổn định. "Nếu vì nghèo mà con phải nghỉ học là có lỗi với lời hứa trước chồng trong những năm cuối đời" - bà Lương luôn dặn lòng mình như vậy.

Bà Lương nhớ lại kinh tế gia đình lúc đó chỉ phụ thuộc vào hơn hai sào ruộng khoán và đàn gà hơn 20 con. Sau khi nhận 15 triệu đồng vốn hỗ trợ, được tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, bà đã đầu tư mở rộng chuồng trại, mua thêm mấy con heo, đàn gà giống. 

Dần dần đàn heo, đàn gà lần lượt xuất chuồng. Đến nay, gia đình bà Lương đã thoát nghèo, nuôi thêm dê, bò. Ngoài ra, bà Lương còn tích góp mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ trước nhà kiếm thêm đồng ra đồng vào, không phải lo con dở dang việc học.

Bà Nguyễn Thị Hải - phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An - đánh giá đây là lần thứ hai chương trình "Tiếp sức nhà nông cho con đến trường" đến với bà con nông dân xứ Nghệ. 

Chương trình đầy ý nghĩa thiết thực và nhân văn, không chỉ trao "cần câu" hỗ trợ vốn sản xuất, giúp bà con thoát nghèo mà còn tiếp sức cho con nhà nông có thêm động lực, hành trang để các em tiếp tục đến trường.

Hơn 1,3 tỉ đồng hỗ trợ nông dân Nghệ An

Ngày 23-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Hội Nông dân và Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức lễ trao vốn chương trình "Tiếp sức nhà nông cho con đến trường" cho 60 hộ nông dân của 4 xã Thanh Xuân, Thanh Tùng (huyện Thanh Chương) và Ngọc Sơn, Giang Sơn Tây (huyện Đô Lương).

Chương trình sẽ hỗ trợ vốn vay không lãi suất trong thời gian 2 năm, với tổng kinh phí 1,38 tỉ đồng (1,2 tỉ đồng tiền mặt, phiếu thức ăn chăn nuôi trị giá 180 triệu đồng). Đây là những hộ nông dân hoàn cảnh khó khăn, chí thú làm ăn, có con em vượt khó học giỏi.

Tại buổi lễ, chương trình cũng tuyên dương và trao phần thưởng cho 60 học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi là con của các hộ nông dân tham gia chương trình với tổng giá trị 60 triệu đồng.

DOÃN HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng loạt trường đại học mở cổng đăng ký xét tuyển học bạ, IELTS từ 15-5

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ mở cổng đăng ký xét tuyển tài năng và xác thực quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ từ nay đến hết ngày 5-6.

Hàng loạt trường đại học mở cổng đăng ký xét tuyển học bạ, IELTS từ 15-5

Trường THCS 'hot' nhất quận Tân Bình công bố phương thức tuyển lớp 6

Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Tân Bình, TP.HCM vừa công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026.

Trường THCS 'hot' nhất quận Tân Bình công bố phương thức tuyển lớp 6

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 TP.HCM diễn biến bất ngờ, có nên đổi nguyện vọng?

Ngày 14-5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 TP.HCM diễn biến bất ngờ, có nên đổi nguyện vọng?

Rục rịch lo sách giáo khoa cho năm học mới

Chưa kết thúc năm học 2024-2025 nhưng theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều phụ huynh và nhà trường đã rục rịch tìm, đặt mua sách giáo khoa cho năm học mới.

Rục rịch lo sách giáo khoa cho năm học mới

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar