12/04/2023 18:41 GMT+7

Có cần phải cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi?

Nhiều ý kiến băn khoăn về mục đích, hệ quả pháp lý về nội dung dự thảo Luật căn cước khuyến khích cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi, tại hội thảo lấy ý kiến góp ý của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 12-4.

Có cần phải cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi? - Ảnh 1.

Nhiều đại biểu băn khoăn về tính cần thiết của nội dung cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi của dự thảo Luật căn cước - Ảnh: THÁI AN

Trẻ dùng thẻ căn cước, ai chịu trách nhiệm?

Đại tá Trần Chiến Thắng (Đại học Cảnh sát nhân dân) cho rằng trẻ dưới 6 tuổi không thể tự mình dùng thẻ căn cước thực hiện các giao dịch, thủ tục như đi máy bay, du lịch, mà phải thông qua cha mẹ, người giám hộ. 

"Căn cước là giấy tờ có giá trị pháp lý. Trẻ em sử dụng căn cước, nếu có hệ quả xảy ra thì ai chịu trách nhiệm?", đại tá Thắng nêu vấn đề.

Đồng tình, đại diện Phòng tư pháp huyện Nhà Bè cho rằng sẽ khó kiểm soát việc trẻ là đối tượng chưa đủ năng lực hành vi, nhận thức sử dụng thẻ căn cước.

Tương tự, bà Ung Thị Xuân Hương - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần thiết đánh giá thêm việc cấp thẻ căn cước cho trẻ. 

"Trẻ dùng căn cước tham gia các giao dịch dân sự được không, quản lý thế nào? Có làm phát sinh thủ tục hành chính không?...", bà Hương phân tích.

Bổ sung thêm, thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang - phó trưởng Công an quận 8 - cho rằng khi làm căn cước cho trẻ thì phải tính toán có cần thiết thu dữ liệu sinh trắc (vân tay, hình ảnh của trẻ) hay không vì vân tay của trẻ không rõ ràng và hình ảnh khuôn mặt trẻ thay đổi theo từng năm.

Nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú có cần?

Có cần phải cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi? - Ảnh 2.

Đại biểu góp ý không cần in thông tin nơi cư trú lên thẻ căn cước vì người dân sẽ thường xuyên thay đổi nơi cư trú thực tế - Ảnh: THÁI AN

Bà Xuân Hương cũng thắc mắc về quy định ghi thông tin nơi cư trú lên căn cước thì ghi thông tin thường trú hay tạm trú. Bởi lẽ cơ quan chức năng căn cứ vào thông tin thường trú, tạm trú để xác định thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ các thủ tục cho dân.

Đồng tình băn khoăn này, đại tá Thắng cho rằng không cần thiết ghi nơi cư trú lên căn cước vì người dân có thể thường xuyên thay đổi nơi cư trú. 

Trong khi nếu in lên căn cước, khi người dân mang căn cước thực hiện thủ tục thì thông tin trên căn cước với cư trú thực tế người dân sẽ mâu thuẫn.

Đồng thời, ông Thắng cũng góp ý bỏ quy định người dân phải mang theo thẻ căn cước khi ra đường, vì họ có thể dùng tài khoản định danh cá nhân (VNeID) để chứng minh thông tin cư trú, nhân thân với cơ quan chức năng.

Về quy định ghi thông tin nơi đăng ký khai sinh trên căn cước, thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng cơ quan chủ trì soạn thảo cần giải trình, đánh giá thêm. 

Theo ông Quang, nên ghi thông tin "nơi sinh" thay vì "nơi đăng ký khai sinh". 

"Ghi nơi sinh phù hợp với xu thế hội nhập với các quốc gia tiến bộ và thống nhất với hộ chiếu...", ông Quang nêu.

Chỉ "khai tử" chứng minh nhân dân 9 số?

Tại hội thảo, ông Đức Quang cũng đánh giá cao việc cơ quan chủ trì soạn thảo bỏ thông tin "quê quán", đưa vào quy định quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Tuy nhiên, ông Quang cũng góp ý rằng cần đánh giá lại quy định dự thảo về việc "khai tử" chứng minh nhân dân 9 số và 12 số vào cuối năm 2024. Bởi lẽ theo ông Quang, căn cước công dân 12 số đã chứa số định danh, chỉ cần bỏ chứng minh nhân dân 9 số. 

"Chỉ chưa tới 10 năm mà căn cước đã đổi liên tục từ chứng minh nhân dân 9 số sang 12 số, rồi căn cước mã vạch, đến căn cước gắn chip, sắp tới là mẫu căn cước gắn chip mới theo luật mới. 

Việc này gây ra xáo trộn tâm lý cho người dân, lãng phí thời gian, tiền của. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cần xem lại khả năng dự liệu, đánh giá việc ban hành chính sách...", ông Quang nói.

Góp ý này cũng nhận được ý kiến đồng tình của nhiều đại biểu khác.

Quy định giá trị pháp lý của thông tin đã chuẩn hóa

Ông Nguyễn Triều Lưu, trưởng phòng hộ tịch - quốc tịch (Sở Tư pháp TP.HCM), góp ý dự thảo luật cần bổ sung quy định giá trị pháp lý của dữ liệu thông tin về dân cư, cư trú đã được chuẩn hóa.

Ông Lưu chỉ ra việc hiện nay dữ liệu thông tin dân cư, cư trú của Bộ Công an với dữ liệu hộ tịch chênh lệch gây khó cho cán bộ giải quyết thủ tục.

"Phải có quy định giá trị của dữ liệu thông tin đã chuẩn hóa làm căn cứ giải quyết thủ tục...", ông Lưu đề xuất.

Đến nay, toàn TP.HCM cấp được 9,9 triệu căn cước, trong đó có 2,7 triệu là căn cước mã vạch, còn lại là gắn chip. Đã cấp được 1,6 triệu tài khoản định danh.

Bộ Công an nói về lo lắng đưa thêm thông tin vào căn cước dễ lộ nhân thân

Đại diện Cục C06 - Bộ Công an nêu rõ thông tin của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và lưu trữ trong căn cước công dân là thông tin cần bảo vệ.





Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Hôm nay 19-5, mưa dông có xu hướng giảm ở Bắc Bộ. Trung Bộ nắng nóng, còn thời tiết Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trứng gà giả là bịa đặt và kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật.

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar