07/07/2013 15:39 GMT+7

Cô bé nghèo dang dở ước mơ vào đại học

THÁI LŨY
THÁI LŨY

TTO - Một chân trời mới tươi sáng vào đại học đang mở ra thì đột nhiên khép chặt với Nguyễn Thị Mộng Kha (sinh năm 1995, học sinh Trường THPT Nguyễn Đáng, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh).

Căn bệnh quái ác vỡ phình dị dạng mạch máu não đổ xuống đầu em Kha và gia đình ngay trước giờ chuẩn bị bước vào ngày thi đại học.

Phóng to
Chị Nương vào thăm con ở phòng hồi sức Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ - Ảnh: Thái Lũy
Phóng to
Tấm giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT của em Nguyễn Thị Mộng Kha - Ảnh: Thái Lũy

Kể về chuyện mà cô con gái nhỏ bé của mình mới gặp phải cách đây vài ngày, cha mẹ Kha vẫn còn chưa hết bàng hoàng và đau đớn. Cha của Kha - anh Nguyễn Văn Hương nhắc đến bệnh tình của con mà khóc không nói nên lời: "Giờ này đáng lẽ ra cháu đã vui vẻ vì hoàn thành bài thi như bao nhiêu bạn khác rồi về quê chờ kết quả, vậy mà hiện giờ chúng tôi còn chưa biết bệnh tình con thế nào…".

Ngày 2-7 vừa qua, khi vừa theo đoàn học sinh của tỉnh Trà Vinh đến TP Cần Thơ dự thi đại học, vì hoàn cảnh khó khăn Kha được xếp vào diện được hỗ trợ chỗ ăn ở miễn phí. Khi em và mẹ vừa nhận phòng tại ký túc xá Trường đại học Cần Thơ, buổi chiều cùng ngày em lấy bài vở ra ôn thì đột nhiên bị nhức đầu và ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ. Hay tin dữ, anh Hương lúc đó đang làm thuê cho một chủ trại heo ở Sóc Trăng tức tốc vay mượn và ứng lương từ chủ trại được 10 triệu đồng để lên Cần Thơ. Đến bệnh viện thấy tình cảnh của con, bệnh cũ tái phát khiến anh cũng ngất xỉu phải cấp cứu.

Tuy đang rất nóng lòng vì chưa biết tình trạng con ngày mai sẽ thế nào vì bác sĩ nói phải chờ, nhưng chị Nguyễn Thị Nương (mẹ Kha) vẫn tin con mình sẽ vượt qua căn bệnh quái ác. Cầm tấm giấy chứng nhận tốt nghiệp đạt 46 điểm của con (được cộng 2 điểm thi tay nghề), chị rớt nước mắt nói: “12 năm liền năm học nào nó cũng đạt học lực khá giỏi, luôn là niềm an ủi động viên cho vợ chồng chúng tôi vượt qua đói nghèo để nuôi con ăn học”.

Chị kể: "Kha biết nhà mình nghèo nên không bao giờ đòi hỏi gì ở cha mẹ, mỗi ngày đạp xe hơn 13km để đến trường, nhưng không bao giờ ăn sáng, em ráng chờ để trưa về nhà ăn cơm cho đỡ tốn tiền. Đến năm cuối phổ thông, việc học ôn khá vất vả nên tui có cho con 10.000đ mỗi ngày để ăn hay uống nước, nhưng lần nào về nhà thấy nó vẫn để nguyên không đụng tới, nó còn nói để dành đóng tiền học. Những lúc rảnh rỗi không học bài, Kha thường phụ mẹ đan thảm để kiếm tiền lo cho đứa em gái đang học lớp 9".

Kha thường tâm sự với mẹ sẽ ráng học để sau này đi làm kiếm được nhiều tiền lo cho cha mẹ, chữa căn bệnh phế quản mãn tính của cha, lo cho em gái và để gia đình thoát cảnh nghèo khó.

Với học lực khá giỏi, nhất là các môn khối A (thi tốt nghiệp các môn chính khối A đều đạt điểm 8 và 9), Kha đã chọn thi vào ngành công nghệ thực phẩm và luật . Vậy mà ngay lúc chưa kịp bước vào cổng trường thi em đã ngã quỵ vì căn bệnh quái ác. Chị Nương nói lúc hai mẹ con qua Cần Thơ dự thi, trong túi chỉ có vài trăm ngàn đồng làm lộ phí.

Gặp chúng tôi ở bên ngoài hành lang bệnh viện, chị Thu Hằng (em ruột anh Hương) cho biết: "Nhà anh chị tôi rất nghèo, căn nhà hiện nay đang ở thuộc ấp Hiệp Phú, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh cũng là cất tạm trên mảnh đất cha mẹ cho chứ không có đất sản xuất. Gia đình anh được đưa vào diện hộ nghèo của địa phương. Từ lúc lập gia đình rồi sinh hai cháu gái đến nay, anh tôi phải lưu lạc xa nhà để làm thuê làm mướn nuôi con ăn học. Chị ở nhà cũng lo việc nhà và làm thuê mướn gần đó kiếm thêm tiền phụ vào nuôi gia đình".

Nghe đến đây anh Hương nghẹn ngào tiếp lời: "Tôi đi tha hương nhiều năm nay, từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu và hiện nay là ở trại heo Trung Hiếu (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) để làm thuê làm mướn, với hi vọng kiếm tiền nuôi các con ăn học thành người. Có lúc tôi đổ bệnh phải về nhà điều trị một thời gian, con Kha thương cha đòi nghỉ học để đi làm kiếm tiền nhưng thấy con ham học nên vợ chồng tôi không đồng ý. Sau đó bớt bệnh, tôi tiếp tục đi làm nhưng giờ sức khỏe yếu nên không làm việc nặng được, kiếm được ít tiền nên vợ con cũng khổ hơn. Giờ chỉ mong cho con tai qua nạn khỏi để còn tiếp tục nuôi ước mơ lên giảng đường với các bạn".

Sáng 6-7, chúng tôi trở lại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, các bác sĩ ở đây cho biết Kha đã được chuyển viện lên tuyến trên điều trị. Liên lạc lại với anh Hương, anh cho biết Kha đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để tiếp tục theo dõi.

“Lúc tỉnh hỏi cháu thì cháu nói còn nhức đầu nhiều, nói tới đâu nó rơi nước mắt tới đó nên chúng tôi không dám hỏi sợ cháu mệt”, anh Hương nói.

Bác sĩ Huỳnh Thống Em - trưởng khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ - cho biết: bệnh viện đã miễn toàn bộ viện phí cho bệnh nhân Kha trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện (ngoài phần chi phí bảo hiểm thanh toán) để hỗ trợ em và gia đình vượt qua khó khăn.

“Trước đó bệnh nhân đã được mổ cấp cứu do vỡ phình dị dạng mạch máu não và đang trong quá trình phải thở máy theo dõi. Tuy nhiên sau mổ đến sáng nay ghi nhận tình trạng bệnh nhân vẫn đau đầu nhiều, diễn biến bệnh phức tạp, vượt khả năng điều trị nên qua hội chẩn chúng tôi quyết định chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy để có trang thiết bị chuyên sâu theo dõi điều trị tốt hơn cho bệnh nhân”, bác sĩ Em nói.

THÁI LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar